Khi bạn muốn tác động tới tính tự nhiên và tự do của một đứa trẻ, cũng là khi bạn vô tình làm mất đi sự tự chủ trong chính bản thân chúng.
Tính cách của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dưỡng của gia đình. Cách trẻ thể hiện bản thân, sở thích, đam mê, hành động và sự tương tác với xung quanh… Trong bản thân mỗi người đều có tình yêu, sự hồn nhiên trong chính họ. Khi họ ở trong một môi trường, tính nguyên tắc, sự kiểm soát thường trực, tính tự nhiên sẽ thay đổi.
Lấy ví dụ, khi một đứa trẻ được sinh ra, nó tự có bản năng khóc, đói chúng cần ăn, ốm chúng tự chán ăn, hoặc khi không vui cũng vậy.
Ta có thực sự nuôi dạy một đứa trẻ theo cách chúng muốn?
Nhưng người lớn có thực sự hiểu chúng? Ta tìm hiểu những cách tốt cho chúng, làm cho chúng, và ta đưa chúng vào thế không được chọn lựa. Và ta thấy chúng rất ngoan đã hợp tác với mình. Trên thực tế thì trẻ con rất nhiều đứa trẻ luôn chống đối cách giáo dưỡng của người lớn, bạn có thấy thế không? Chúng ta không sai, chỉ có điều chúng ta chưa thực sự hiểu chúng muốn gì.
Khi chúng không hợp tác với bạn, bạn có thể đe dọa chúng bởi hình phạt, bởi sự đánh giá của xung quanh, sự so sánh với bạn bè, sự không đúng trong một chuẩn mực nào đó… Mưa dầm thấm lâu, vô hình chung, chúng ta đưa chúng vào thế mất đi khả năng hiểu bản thân mình, muốn gì, cần gì, làm gì….
Chúng sống lệ thuộc vào xung quanh hơn là bản thân chúng. Rất ít đứa trẻ đủ mạnh để bứt phá ra khỏi những luật lệ này, được làm những gì mình thích, hoặc thích những gì chúng làm hoặc giữ được sự hồn nhiên vốn có của chúng.
Danh và thực hoàn toàn khác nhau
Những bậc phụ huynh luôn muốn con sống có ích, hạnh phúc, có những người kỳ vọng con cái họ sẽ làm dạng danh tổ tiên… Đến đây thì mọi người sẽ càng thấy rõ, tình trạng muốn con học giỏi, chăm ngoan, thể hiện là đứa con ngoan cho mọi người. Tất cả những điều đó, chỉ để thỏa mãn sự danh vọng bề ngoài, mà nội tâm bên trong chúng không được quan tâm tới.
Rất nhiều người, khi mình đặt tay, thấy hình ảnh một đứa trẻ thu lu ngồi trong một xó, nó cảm thấy cô đơn, cảm thấy bị chối bỏ, đôi khi nó muốn vùng dậy, nhưng nó không đủ mạnh để thoát ra sự tươi đẹp bề ngoài đang có. Đứa trẻ đánh nhau với chính mình, nó sợ. Nó sợ nó bộc lộ cái mình thích, mình muốn. Sự bùng nổ sẽ ảnh hưởng tới hình tượng gia đình, bản thân v.v… Đôi khi nó gây ra tình trạng đa nhân cách trong chính mình.
Chúng đã tổn thương rất nhiều ở gan, ở lá lách, ở dạ dày và đặc biệt ở tim. Tình yêu, đam mê của bản thân, bị chối bỏ, khó để chấp nhận, tổn thương những cái mình thích, và cái mình làm. Khiến chúng mất đi sự tự chủ trong đời của mình.
Thở để tìm lại được sự bình an ở nội tâm
Điều chúng ta có thể làm là hãy quay về hơi thở, hơi thở của sự sống để hiểu về bản thân, yêu thương chính mình và người khác theo nhu cầu của chính họ. Nhìn lại bản thân, ta cũng sẽ thấy người khác cũng có những khát vọng như chính bạn mong muốn vậy.
Vậy sao cứ cố chấp muốn người khác làm theo ý mình, để rồi ta được gì? Tất cả những hão huyền hay sự trưởng thành với tổn thương khó hàn gắn. Ta vẫn biết cuộc sống là những thăng trầm cần vượt qua, nhưng nó cũng cần có những yêu thương để tưới tẩm và dưỡng nuôi một tâm hồn tốt phải không? Muốn một xã hội tốt đẹp, cũng cần những điều tốt đẹp đồng hành cùng nó.