Khi một ngày, bạn bị những cơn đau đầu hành hạ, đôi khi bạn cảm nhận có những cục nhấp nhô trên đầu. Cũng có thể là chứng tiền đình hay chóng mặt. Loay hoay không biết làm thế nào, bạn dùng những viên giảm đau và thấy ổn, nhưng những cơn đau đầu vẫn hành hạ bạn trong những thời gian sau. Sự thật đằng sau những cơn đau đầu đó là gì?

Mình đã có bài viết về tổn thương đường ruột và những cơn đau đầu, chóng mặt, với ngọn nguồn là tổn thương vật lý, qua ăn uống, chất chứa cảm xúc tiêu cực. Đi sâu về tầng cảm xúc và tư tưởng, các bạn có nghĩ nó chạm vào những gì trong đó không? Những ký ức, với những cảm xúc tiêu cực, có thể là sự căm hận, có thể là nỗi buồn không mang tên, sự tự tin, sự đối xử không công bằng, sự cô đơn, sự hắt hủi, sự bất công v.v… và tất cả những điều đó được lưu lại trong đầu bạn.

Khi nó chưa chuyển hóa được, thì mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, bạn lại đưa vào đó một vài ký ức khác, lâu dần tích tụ, rồi thành những mảng tổn thương trên đầu. Có những khi bạn gặp  thẳng hoặc một ký ức tổn thương tương tự trong quá khứ, và thế là đầu bạn quá tải và đau lên dữ dội. Khi những ký ức này càng nhiều, sự chới với trong cuộc đời càng lớn, bạn cô đơn, hoang mang về cuộc sống, về bản thân.

 

Image by Devanath from Pixabay

Image by Devanath from Pixabay

 

Khi đầu chúng ta không “Mở” cũng là chúng ta tự thu hẹp tầm nhìn của mình lại

Rồi luôn có xu hướng bám vào một cái gì đó để dựa dẫm và tin tưởng. Khi sự tin tưởng thái quá thành sự si mê, rồi một ngày, nó lại cho bạn thấy mặt trái hay quá tải, những cơn đau đầu lại nhiều hơn. Đó có thể nói là sự bí bách về ký ức, về khí, về tư tưởng trong đầu, nó đã không thể thoát ra, gây ra chứng đau đầu thường thấy. Gần như một trạng thái chúng ta không có cái nhìn tổng quan về xung quanh, ta bị cố chấp hay bó hẹp tầm nhìn trong những cái đúng sai phải trái mà bản thân tự đưa ra, hay theo sách vở nào đó. 

Trong những buổi đặt tay và tìm hiểu về chứng đau đầu của Mạn, cô rất ngạc nhiên về những bí bách trong bản thân, nó gần như một chứng mà tự nói trong đầu, hay tự vấn với chính mình. Khi những ký ức lưu lại, mà cô không thể chia sẻ, không thể diễn đạt nó với ai. Có những lúc cô đã nghĩ quá nhiều, nó thành một sự ám ảnh, và những lời nói vang lên trong chính cô, như một cái chuông phát ra âm thanh.

Một hồi chuông cảnh tỉnh để âm thanh chạm tới trái tim cô, để cô thức tỉnh và kết nối lại chính mình, hay thoát ra khỏi trạng thái đối thoại trong đầu. Đó chính là việc cần làm khi đó, quay về để kết nối lại với trái tim, với bản thân mình.

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Gerd Altmann từ Pixabay

 

Càng đeo bám sự rạch ròi, càng đem lại sự phiền não. Cuộc sống đôi khi chỉ cần biết đủ

Đôi khi có những thứ chúng ta không cần phải sáng tỏ, càng đeo bám sự sáng tỏ, bạn càng không thể có được nó. Hiện thực như thế nào, hãy chấp nhận nó như cách nó vẫn xảy ra. Quay về bản thân, quay về hơi thở, sống chậm lại để lắng nghe những tiếng chuông cảnh tỉnh của cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ làm chủ được trái tim mình, được bản thân mình, và cũng vì vậy bạn không quá dính mắc hay muộn phiền vào những mối quan hệ quanh mình. 

Và xin chia sẻ tóm tắt quá trình đặt tay và những hình ảnh mà Mạn thấy trong buổi chữa lành. Hy vọng bài viết có sự đồng điệu nào đó và giúp ích đối với một số bạn đọc cũng gặp trường hợp tương tự như Mạn. Đó không hẳn là những cơn đau đầu, còn kèm theo là sự mất định hướng bản thân, trạng thái ngột thở trong tim, trong lồng ngực, bí bách trong người, chướng bụng, đau dạ dày hay đau lưng v.v…

Mạn mở ra 1 loạt các timeline mà ở đó, đầu cô được chụp bởi một cái chuông với khung được chùm như hình tấm lưới. Mỗi điểm của tấm lưới là một điểm ký ức được ghim ở đó. Khi nhìn vào cái chuông này, một loạt các hình ảnh trong timeline được hiện lên.  Rồi một hồi chuông với những âm thanh ghê rợn tác động lên vùng đầu của cô. Mạn đau đớn, ôm tai, ôm đầu đầy sợ hãi.

 

Image by AD_Images from Pixabay

Image by AD_Images from Pixabay

 

Sự thiếu hụt tình yêu thương và những nghi ngờ về tình cảm

Những sự ám ảnh về quá khứ, tất cả những hình ảnh đó đọng lại vào vùng sau gáy. Kể từ buổi đó, cô bắt đầu xuất hiện những cơn đau đầu và bắt đầu bị suy nghĩ nhiều hơn về những kỷ niệm với những tổn thương mà cô nghĩ người thân đã gây ra cho mình. Mạn lên một loạt những tư tưởng cũ về việc nghi ngờ người yêu, chồng, bạn bè… mỗi khi họ không phản hồi cô.

Sự thiếu hụt tình yêu thương, luôn khát khao được tương tác, được trao đổi, khiến cô dính mắc rất lớn khi quá lao về đối tượng phía trước, nhất là khi bị họ phớt lờ đi. Và vô tình, điều đó khiến cô bị bí bách trong suy nghĩ, và đưa bản thân vào một vòng luẩn quẩn.

Khi thực hiện xem những timeline tiếp theo, cô cũng lên một loạt những hình ảnh mà khi chạm vào một thanh kiếm, những hình ảnh lại dội như những nhát kiếm đâm sau lưng, sau tim cô. Và khi biết về những điều đó, khiến cô suy sụp và mất niềm tin về những người quanh mình, và những cơn đau đầu lại hành hạ cô. Đó còn là những sự sợ hãi, ám ảnh, đau đớn về cuộc đời, khi cô luôn mong muốn có một xã hội tốt đẹp quanh mình, mà sự thật thì mọi thứ không vận hành theo cách cô muốn… Và rồi kéo theo những cơn đau dữ dội ở lưng. 

 

Image by AnkeSundermeier from Pixabay

 

Khi khí ứ trệ trong người, rất dễ đưa ta tới một vòng luẩn quẩn và sự si mê

Những cơn đau kéo dài, kèm theo đau ở vùng mắt và cung lông mày. Có những ngày mắt cô ở trạng thái mỏi dã dời, chỉ muốn được nhắm lại và nghỉ ngơi. Sau đó là những cơn mơ trong những giấc ngủ về ám ảnh đôi mắt bị mờ dần đi. Những giấc mơ mà cô bị mờ mắt, lao vào những vùng nguy hiểm và không biết trước mặt đó là những gì.

Nó gần giống như trạng thái người khác nói gì thì Mạn làm đó, mà không biết mục đích cuộc đời hay định hướng của bản thân là gì. Một cách mà Mạn tự cho người khác điều khiển chính bản thân cô, cô như một nô lệ trong một cái gì đó.

Và cũng chính những người cô nghi ngờ, họ lại là người lao vào để cứu cô hay ngăn cô lại. Cô nhận ra, khi cô không vững thân, thì sự si mê hay niềm tin mù quáng sẽ gây cho cô những rắc rối và phiền não. Những điều ngọt ngào đôi khi không phải là liều thuốc cho trái tim mà là mồi thuốc nhử của sự si mê.

Những tổn thương ở đầu hay những cơn đau, chính là những ký ức đau buồn mà Mạn đã thấy, ký ức càng nhiều, nó càng đọng lại ở đó, đóng tim, đóng vùng cổ lại. Mạn không thể mở lời hay tranh luận một cách gay gắt. Thay vào đó, cô tự nghĩ và đóng cánh cửa trái tim lại với những nghi  ngờ về người khác, nghi ngờ về bản thân.

 Trải qua những vật vã đau đớn, và hiểu về chặng đường Mạn đã trải qua, cuộc sống không phải là sự oán trách, trả đũa, hay sự phán xét lẫn nhau, cũng không phải là sự sùng tín hay si mê. Đó chính là việc ở trong bản thân mình, trong hơi thở, trong sự sống. Mạn sẽ tìm thấy từng khoảnh khắc đó xung quanh mình, thay vì lao về những người khác.

 

Image by Gerd Altmann from Pixabay

Image by Gerd Altmann from Pixabay

 

Thấu hiểu và sự thay đổi tốt hơn qua những trạng thái tiêu cực của bản thân

Mạn nhận ra rằng, nếu cô cứ sống trong nghi ngờ, bản thân càng sợ hãi, khi sợ hãi thì càng đánh mất nhiều thứ, đôi khi để người khác dẫn dắt và đưa đẩy bản thân tới tình trạng bí bách trong người mỗi khi mọi thứ không thuận lợi, quay lưng hay không có lối thoát. Cô phải học cách yêu bản thân, kết nối trái tim, với những người sống quanh mình và tin tưởng, bao dung với tình yêu vô điều kiện, và cũng là cách để cô làm chủ được bản thân.

Và để sống trong từng hơi thở của bản thân quả không phải là điều đơn giản phải không? Sau những ngày chữa lành cả về xem timeline lẫn đặt tay, có sự thấu hiểu về bản thân, cả những mặt đen và trắng trong chính mình, Mạn thấy mình trưởng thành hơn.

Cuộc sống lắng lại, yêu thương, nghỉ ngơi để kết nối lại với bản thân. Mạn tự thấy mình cũng bình tĩnh hơn, có sự thấu hiểu trong mỗi lời nói, hành động. Và quan trọng hơn cả, cô đã thấy bình an, yêu đời hơn, chấp nhận hiện thực hơn, để có thể làm chủ cuộc sống của mình.