Trong khóa học Timeline Vipassana, chúng tôi có buổi học về tha thứ cho bản thân, tha thứ cho người khác, tha thứ cho nhau. Với kỹ thuật hít thở và thả lỏng tại tim để thanh lọc sợi dây tư tưởng, sợi dây nối xuyên đời với một ai đó thân thiết trong cuộc đời hiện tại .  Nhưng thực tế, một buổi học chưa đủ để chữa lành bài học về tha thứ. 

Cuộc sống đời thường luôn đưa cho ta rất nhiều bài học về các mối quan hệ. Có những mối quan hệ là sự hận thù, căm ghét… Và bạn gặp lại họ trong đời này, để học một bài học về mối quan hệ gắn với một tư tưởng nào đó. Chữa lành quả thực không hề dễ, cần sự trải nghiệm và kiên trì. Đôi khi ta đi hết cả cuộc đời mà vẫn chưa hoàn thành một bài học cuộc đời đó.

Những tư tưởng của bố mẹ phản ánh trong cuộc sống hiện tại

Trong một ca chữa lành với một cô gái. Chúng tôi đã được đưa về những thời điểm trong cuộc đời hiện tại của cô. Liên quan tới bố mẹ, chồng và đứa con của cô. Và thật tình cờ, chỉ mới nhận ra, hiểu nó và chạm vào ở trái tim, đã khiến cô nức nở. Với việc hướng dẫn cô gái thả lỏng cơ thể, tập trung tại tim, ở trạng thái thư giãn,  cô gái đã cảm thấy nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn.

Và đặc biệt là đầy yêu thương với người thân của mình. Cô nhìn tôi và mỉm cười, không cần nói gì cả. Trong chúng ta, có người đã từng giận bố mẹ, giận người yêu, giận chồng, giận con… Ta luôn tự nhủ vì sao họ không bao dung hơn để mà tự yêu lấy bản thân, để hiểu, để chấp nhận người khác… Nghĩ thì dễ, mà trải nghiệm lại không hề dễ. Vậy bạn có thực sự đã hiểu và bao dung với chính mình không?

Có lúc bạn mệt mỏi  và tự hỏi vì sao bố mẹ cứ hay bất bình với nhau hoài, ngày này qua ngày khác. Họ mãi không làm hòa, không giải quyết được mâu thuẫn để  yêu nhau, sống bình yên bên nhau. Bạn khuyên nhủ đủ cách để họ cân bằng, chấp nhận hơn với nhau, hoặc bơ đi mà sống.

Nhưng chẳng có kết quả, ngày ngày bạn vẫn chứng kiến những cái đó mà không hề cải thiện. Bạn cảm thấy bất lực, chán nản. Bạn không hề biết đằng sau mối quan hệ đó là những gì. Mỗi tình cảm, những ám ảnh, buồn vui luôn là những sự kiện hình thành lên nó. Bạn có thực sự hiểu được tâm tư, nỗi lòng của bố mẹ?

Khi bạn có con, bạn có thấy thấu hiểu mẹ cha hơn không? Khi giận hờn chồng, bạn thấy được những oán hận của mẹ dành cho cha. Rồi khi bất lực trong việc dạy dỗ con, bạn thấy được cảm xúc của mẹ cha khi bạn kiên quyết hành động theo cách của mình, không quan tâm đến ý kiến của bố mẹ. Và bất chợt, bạn nhận ra, con bạn có khi nào cũng đang cảm nhận giống như bạn khi bị bố mẹ kiểm soát, từ chối hay phủ nhận chúng?

Nhớ về những tư tưởng của bố mẹ liên quan tới bản thân, chồng và con

Cô gái nói rằng,  hàng ngày mình phải nghe mẹ than vãn về bố. Ngày qua ngày, cô cảm thấy điều đó thật mệt mỏi. Dù có giải thích và phân tích cho mẹ cô hiểu nên làm thế này thế kia để học cách chấp nhận và buông bỏ,  nhưng tình hình không được cải thiện. Mẹ cô vẫn vậy, bà vẫn bộc phát và không thể chịu đựng được. Chỉ có thể  than vãn, chia sẻ cùng cô. Nhưng điều đó khiến cô thấy mệt mỏi, bất lực, thậm chí là chán nản với chính bà.

Rồi cô kết hôn. Thời gian đầu, mọi thứ thật hạnh phúc, cô thấy hôn nhân thật tuyệt.  Vẫn nghe mẹ than vãn, cô như không hiểu mẹ, chỉ luôn nghĩ mẹ hãy như mình. Luôn tự hỏi vì sao mẹ không chấp nhận, yêu thương bố đi để được yêu như chồng cô đã yêu cô. Rồi khi đứa con của cô ra đời, mọi thứ đã thay đổi.

Tự thấy mình phải chăm lo cho chồng con, từ miếng ăn, giấc ngủ, cô đưa mình vào hoàn cảnh tất bật, tối ngày chăm lo cho con cái, việc nhà. Cô đã luôn nghĩ rằng, mình chu toàn mọi việc, và khi chồng trở về nhà sẽ mỉm cười nhìn cô, xà vào con và vui vẻ chơi đùa cùng nó.Với suy nghĩ và thực tế đó, cô mong chồng có thể hiểu được sự cố gắng của mình và yêu thương cô.

Nhưng thực tế không giống những bức tranh mình tưởng tượng ra. Thay vì yêu chiều, ngọt ngào với với vợ, chồng cô luôn trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi. Đôi khi tỏ vẻ khó chịu với cô, anh cắm mặt vào điện thoại. Có lúc anh đổ lỗi và cáu gắt với cô. Họ giận dỗi, bất đồng và dần dần họ mất đi sự đồng điệu về tâm hồn. Cô đã luôn nghĩ rằng gia đình, vợ con là nơi người đàn ông thấy hạnh phúc sau mỗi ngày rời khỏi công sở… Và cô luôn mơ và nghĩ về những viễn cảnh như vậy.

Không hề biết rằng, vì quá muốn chu toàn, muốn mọi thứ chỉnh chu, cô đã quên đi bản thân mình, và cô đang  dần kiệt sức. Anh chồng muốn cô thương yêu bản thân, thay vì cứ lo lắng những việc không cần thiết. Về phía cô thì luôn cố chấp theo suy nghĩ của mình. Họ dần khác xa nhau về suy nghĩ, sự tương đồng, không thể nói với nhau những điều muốn nói. Cô thấy buồn lòng, cô đơn.

Không mở rộng trái tim để hiểu, cô kết tội anh, và dần mất đi sự nhí nhảnh yêu thương với chồng, thay vào đó là sự chán ghét. Trái tim cô dần đóng lại với chồng mình. Và đến giờ, tuy có sự cải thiện, nhưng thỉnh thoảng những ký ức về chồng trỗi dậy trong cô, cô thấy hận và khó có thể tha thứ cho anh.

 

Xung đột sau hôn nhân

Divorce-908743_1280 from pixabay.com

 

Sau những buổi chữa lành mối quan hệ với chồng cô, dần dà đưa cô nhớ tới mẹ mình. Bà cũng từng hận bố cô. Hai người họ đã đồng hành cùng nhau 40 năm. Từng đó năm với 4 đứa con, bà cũng có cảm giác lạc lõng khi nuôi bọn nhỏ. Bà cũng không hề cảm nhận được tình yêu thương, chia sẻ, nâng niu từ chồng. Bốn mươi năm, mỗi câu nói, mỗi sự vô tình ghim vào tim bà.

Và khi ở tuổi về già, bà lôi nó ra để gặm nhấm. Mẹ cô cũng đã hết mình về gia đình, bà xoay đủ việc, lo lắng đủ thứ để mong con cái có cuộc sống tốt. Không ngại khó khổ, bà luôn nghĩ rằng mình đã dốc sức vì gia đình nhiều như  thế, vậy mà bố cô thì không hiểu. Ông không biết nói những lời yêu thương, trân trọng hay lo lắng cho bà.

Và cô lại được đưa về những thời điểm của bố cô, khi những đứa con quay lưng với ông. Thay vì hiểu những nỗi lòng của ông, mẹ cô đã cho những đứa con của mình thấy bố chúng là một người không lo được gì cho gia đình. Chúng quay sang trách móc cha chúng, kết tội cho cha, và thậm chí đã hận ông. Không thể nói cho ai biết nỗi lòng, ông thu mình lại, tự trách bản thân, trách vợ mình.

Năm này qua năm khác, sự hận thù trong họ cứ dần lớn lên. Và rất nhiều ký ức khác, những nỗi buồn của cha mẹ cô. Cô đã chứng kiến nó, nhưng lại quay lưng đi không hiểu. Tự trách bản thân đã vô tâm, vô tình với cha mẹ mình, cô khóc lên từng hồi.

 Sau đó cô tiếp tục được dẫn về những thời điểm của bản thân mình, những thời điểm cô đã thu mình lại. Thay vì thể hiện để chia sẻ, cô lại quay sang trách móc người thân. Đã có lúc cô buông những lời giận, trách móc chồng mình với con cô. Và nó đã tiếp nhận điều đó, những lúc như vậy nó cũng xa lánh bố nó.

Vợ chồng cô mới kết hôn vài năm, những tình cảm mờ đi, sự tổn thương nhau không thể sánh bằng những gì mà mẹ cha cô đã trải qua. Vậy mà cô thấy kiệt sức, cô thấy mệt mỏi với mối quan hệ này. Cô nhận ra rằng mình chữa lành thật khó, vậy mẹ cô, bố cô phải làm sao để chữa lành đây, đã 40 năm trời? Đó thật quả không dễ.

Trở về việc nuôi dậy con mình, cô nhận ra đồng hành bên con không hề dễ. Con nghịch ngợm, con không nghe lời, đôi khi nó chống đối và quát mắng lại cả cô. Quá bận rộn với những việc tự cô muốn, cô không đủ kiên nhẫn để nói cho con  những mong muốn nguyện vọng của mình. Và cô cũng chẳng hiểu được mong muốn của nó.Thay vì dành thời gian hơn để 2 mẹ con hiểu nhau, cô quay sang đánh mắng, thậm chí bỏ mặc nó, mặc cho nó gào khóc. Thật sự là một sự ám ảnh đối với con nhỏ.

Rồi cô sực nhớ lại những khoảng thời gian quá khứ. Mẹ cô cũng từng như vậy, cuộc sống mưu sinh để nuôi nấng những đứa con, bà làm quần quật ngày đêm, thậm chí làm đủ nghề để có tiền cho chúng ăn học. Mẹ không có thời gian nhiều cho cô. Cô thấy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ.

Đôi khi cô có cảm giác bố mẹ thiên vị các anh chị em khác hơn, yêu thương họ hơn cô. Cô cảm thấy cô đơn, hụt hẫng, muốn được mẹ yêu thương nhưng bà chỉ luôn quát mắng, để mặc cô. Không thể nói cho ai hiểu, cô quay sang chống đối để được chú ý.  Cô đã có lúc rơi vào khoảng thời gian nghĩ tới cái chết . Đó là khoảng thời gian cô luôn nghĩ tới việc cầm con dao và cắm nó vào bụng.

Ơn giời là nó đã không xảy ra và giờ cô đã lớn bằng từng này. Đó là những ký ức tuổi thơ nó đã bị chôn vùi, cô tưởng rằng nó đã qua đi. Và giờ nó được nhớ lại.

Nhận ra tư tưởng xuyên đời của bố mẹ, phản ánh tới bản thân, chồng và con

Và cô nhớ tới con mình. Cô đã từng bỏ mặc nó, để nó vật lộn với cơn đau của chính mình khi nó mới hơn 1 tuổi. Có những đêm, nó khóc và không ngủ, cô cố sức để xoa dịu nó nhưng nó vẫn không ngừng.  Stress và mệt mỏi, quay sang nhìn chồng mình. Anh không giúp cô, mà vùng vằng khó chịu,  quay lưng với sự việc đang diễn ra.

Nuốt vào trong ngực, cô trở nên bực bội, và rồi đã để mặc đứa con khóc cả tiếng đồng hồ. Đó là khoảng thời gian nó bị khó chịu trong người, nhưng không thể nói ra, nó chỉ biết khóc để thể hiện.

Đôi khi cô đã nghĩ, bỏ mặc con với những khó khăn, cơn đau sẽ giúp nó mạnh mẽ hơn, nhưng sự thật thì con cô đã xuất hiện những nỗi sợ hãi. Và khi nhớ ra chuyện này, nhớ về tuổi thơ của mình, cô chợt rùng mình. Tự hỏi, có khi nào con cô nó cũng từng nghĩ tới cái chết như cô khi cảm thấy tủi thân và hắt hủi từ bố mẹ. Cô òa khóc. 

Thay trò chuyện để hiểu nhau, thể hiện tình yêu thương, họ luôn nghĩ người khác phải tự hiểu cảm xúc của mình và rồi  dẫn tới những xung đột và căng thẳng. Cứ ngày càng như vậy, tuổi thơ của cô là những ký ức khiến cô muốn thu mình lại trong việc nói lên nỗi lòng với cha mẹ.

Cô đã không hiểu con mình muốn gì, không kiên nhẫn lắng nghe con. Tuy thời gian cô đang dành cho con đấy, nhưng tâm trí cô để đi đâu, cô luôn ép buộc con làm theo ý mình. Và cứ như vậy, đứa nhỏ dần trở nên chống đối, nó học tất cả những gì nó cảm nhận được từ cha và mẹ. Và nó đã thể hiện chính tính cách của cha mẹ mình ở nơi nó. Nhưng cha mẹ nó chưa nhận ra điều đó và luôn kết tội đứa nhỏ.

Khi được dẫn thiền và nhớ về tuổi thơ cùng chồng và con, bố mẹ cô chợt hiểu mọi thứ. Cô oà khóc. Đó là những sợi dây tư tưởng xuyên đời. Và ngay lúc này đây cô đã ý thức việc chữa lành nó với bố mẹ, chồng con. Cô nói muốn đến bên con mình và ôm nó vào lòng. Chỉ cần được ôm nó thật lâu, cô đã thấy rất hạnh phúc rồi.

Muốn đến bên chồng, để được nhìn thấy anh ngủ, anh cười, cô nhớ về những giây phút đó, điều đó thật bình an và hạnh phúc. Và cô hiểu việc đồng hành bên anh thật có ý nghĩa. Và chỉ cần cô chữa lành chính mình, cha mẹ cô cũng sẽ được chữa lành.

hands-1950985_1280 from pixabay.com

hands-1950985_1280 from pixabay.com

 

Hiểu mình, hiểu người  chính là sự thấu hiểu, là chữa lành

Khi bạn có trải nghiệm cùng hoàn cảnh với người khác, bạn sẽ hiểu tâm tư, và nỗi lòng của họ hơn. Và bạn chợt nhận ra, ở đâu đó trong mình, luôn có những hạt giống khổ đau từ bố mẹ, ông bà, tổ tiên. Bạn đã từng phủ nhận điều này, tự hứa với bản thân rằng sẽ phải khác đi, sẽ không đi vào vết xe đổ của bố mẹ. Nhưng điều đó thật khó. Bạn tái hiện lại hình ảnh của cha mẹ mình với con cái, với chồng.

Đôi khi những cảm xúc đó che mất, khiến bạn không còn làm chủ được nó, bạn bộc phát nó như cách cha mẹ bạn đã thể hiện cho bạn thấy. Và cứ như vậy, những sợi dây tư tưởng xuyên đời, chữa lành nó không hề đơn giản. Bạn thật sự cần ý thức điều đó để chữa lành bản thân thật sự. Và đó là cả một quá trình chữa lành dài lâu.

Với trải nghiệm chữa lành qua lớp Cording. Chúng tôi cũng đã từng có những trải nghiệm về những thời điểm mà tư tưởng, niềm vui, hạnh phúc, nỗi khổ và niềm đau của bố mẹ, ông bà được biểu hiện ở bản thân mỗi người. Và vô tình, từ những nỗi khổ này, chúng tôi được dẫn dắt về những nỗi khổ niềm đau của cha mẹ, thậm chí của ông bà và của tổ tiên xuyên đời của mình.

Nó sẽ khiến tôi trở nên vỡ òa. Thay vì oán trách cha mẹ, oán trách bản thân, tôi thấy thấu hiểu mình hơn, bố mẹ ông bà mình hơn. Và các bạn cũng vậy, khi được dẫn thiền về những ký ức như vậy, hãy dừng việc trách móc lại mà ý thức việc chữa lành nó hơn. Sự bao dung và tình yêu thương là thứ chữa lành thực sự sâu sắc.

Chữa lành một tư tưởng gốc, không phải là điều dễ dàng. Có khi bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để chữa lành một cảm xúc dành cho cha hoặc cho mẹ. Và bạn biết, đó là sự thấu hiểu nhau. Chữa lành là đi tìm căn nguyên sâu xa của vấn đề, là sự hiểu thấu đáo tư tưởng.

Với kỹ thuật hít thở và thả lỏng tại tim để thanh lọc các sợi dây năng lượng được nối với bố mẹ, ông bà, tổ tiên, bạn có thể chữa lành, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau đó. Chúng ta đừng mong muốn chữa lành cho người khác khi mình chưa chữa lành cho chính bản thân mình.