Tiếp tục quá trình healing từ buổi trước, buổi này bạn tiếp tục chạm vào trạng thái nhiễm hoá chất độc từ đồ ăn, mà biểu hiện đầu tiên là toàn bộ thân bên trái và tim bị đau. Tiếp đó chạm vào cả những cơn đau ở thận, ở đại tràng với những đồ ăn nhanh, ăn vặt và hàng đóng gói.
Cơn đau ở thận giống như một khối đá bao quanh thận, cứng, chạm vào là đau, lạnh buốt, nó có gai nhọn hoắt, như một sự u nhọt lắng đọng, rồi sưng tấy. Thận vốn liên quan tới phổi, lúc đó cảm giác ở phổi nổi lên với trạng thái khó thở, như bong những mạt đá ra ngoài. Bạn vốn có một cái thận khá yếu, thường hay đi vệ sinh liên tục, hay đau lưng, khó thở.
Nhưng có một điều ngộ nghĩnh là bạn lại hay nhịn tiểu, việc nhịn tiểu làm hại thận, tạo ra sự lắng đọng ở đây (như sỏi thận). Cơn đau tim trỗi dậy với những hóa chất lắng đọng từ cocacola. Cocacola làm cho tim, thận, phổi của bạn mệt mỏi trong quá trình đào thải. Khiến đầu lưỡi của bạn cũng như bị cứng lại rồi mất dần đi cảm giác.
Những thói quen ăn uống tụ tập
Hình ảnh về những loại nước uống mà bạn rất thường hay uống khi còn ở quê nhà: trà chanh, bia cỏ… Các bạn biết đấy, ở ngoài miền Bắc, những cửa hàng trà chanh, bia cỏ mọc lên rất nhiều để phục vụ nhu cầu của giới trẻ, thường tụ tập sau những lúc rảnh rỗi, nó giá thành rẻ, dân dã, lại ngồi ngoài lề đường trò chuyện về cuộc đời thật phê pha.
Ảnh hưởng của những bột trà chanh, ngấm vào máu, nó đánh lừa vị giác, tác động vào lưỡi của mình, phần vị giác thật bị đóng lại, bao quanh nó là nốt chai sần. Những gai vị giác ở lưỡi ở trạng thái rùng mình, khi rùng mình nhiều quá nó bị cứng lại, chết đi, hoặc bao phủ quanh lưỡi. Và nếu ai đã từng uống bia cỏ, sẽ nhận ra một điều rất rõ là rất dễ bị đắng nếu không uống nhanh.
Nhu cầu của con người quá cao, lại thường xuyên tụ tập, đó như một nét văn hoá rất cần có hàng ngày, mà thực phẩm thì không cung cấp đủ, nên họ sử dụng hoá chất, thứ nhất để nhanh, thứ hai là tiện dụng, dễ làm. Mình đã từng có bạn làm quán trà sữa, có bữa mình tới chơi, gọi ly nước ép gì đó, mà mình ngỡ ngàng là bạn cũng có 1 cái chai để pha luôn, chứ không phải là đồ tươi.
Sử dụng những loại thực phẩm đóng chai, bảo quản
Ngay cả việc uống sữa đậu nành, cũng có chai sẵn. Việc bảo quản cần phải có những hoá chất trong đó, mà chúng ta cũng không hề quan tâm những chất đó có tốt cho cơ thể hay không. Ngoài ra việc bày bán chúng ở ngoài nắng, không cần tủ lạnh v.v… Nếu ai đã từng làm sữa hạt sẽ thấy ngay, sữa hạt tươi chỉ để từ sáng tới chiều mà không dùng tủ lạnh là bị hỏng, mà nếu có để tủ lạnh thì chỉ tới ngày hôm sau. Chúng ta đôi khi ham vui, mà quên mất đã dung nạp những thứ không biết có lợi cho cơ thể hay không?
Việc tụ tập thường xuyên khiến bạn ấy nhớ tới câu “nhàn cư vi bất thiện” – những dịch vụ đó sinh ra, là cơ hội để người dân thích tụ tập, ăn uống, chơi bời… Ăn chơi quên ngày tháng, quên luôn cả mục đích, đam mê cuộc đời, chỉ thích gặp nhau chém gió, giải trí v.v… Không biến nó thành hoạt động lành mạnh với bản thân. Ngoài ra còn xả ra một số lượng lớn lượng rác. Nhưng thực tế thì vui mà, ai lỡ từ chối sự vui?
Tiếp tục là chạm vào sự ảnh hưởng của xúc xích (thịt cừu, thịt bò…) khi bạn ở nước ngoài. Rồi ăn nhiều đồ hộp, ăn mặn – bạn ở một đất nước người ta nấu ăn mặn kinh khủng. Bạn chia sẻ rằng thịt ở nước ngoài rất nặng mùi, họ nuôi với nhiều thực phẩm nên khi chế biến không thể luộc được, bởi nó toát ra mùi hôi rất khó ăn, chính vì vậy người ta hay chiên rán, nướng…
Hoá chất hoá học mà bạn đã tiêu thụ mắc kẹt ở cổ họng, gây đờm, cản trở không khí đi vào cổ, vào phổi, khiến bạn thấy thở khá nặng nề, làm nặng cả đường tiêu hoá, đường hô hấp, lẫn đường tuần hoàn máu. Mũi của bạn có vấn đề về xoang rất lớn, gần như mỗi ngày bạn phải có sẵn cuộn giấy bên cạnh. Và trong quá trình healing thì việc sử dụng giấy đã giảm đi rất nhiều, cảm nhận sự hít thở tới phổi, tim cũng rõ ràng hơn.
Hãy thử quan sát những quán ăn, nơi nhà bếp, rửa chén bát và sơ chế đồ ăn
Một loạt những ký ức ăn uống lang thang hè phố, với rất nhiều món ngon và rẻ: chân, cánh gà nướng, luộc. Thức ăn này sử dụng nhiều gia vị mạnh để tẩm ướp, rồi sau đó đem đi nướng. Phần lớn, nhiều chủ quán họ không kiểm soát được nguồn gốc của thực phẩm, lẫn gia vị, hương liệu sử dụng. Cứ ngon là khách hàng kéo tới, lại giá thành rẻ nữa. Bài toán sinh tồn, cạnh tranh giữa các quán và gia vị gây thương nhớ tới khách hàng, hơn nữa là quá tiện lợi và nhanh chóng.
Tiếp đó bạn gợi về thái độ phục vụ, nấu ăn của những quán xá: vội vã, hời hợt, đôi khi sự bực dọc lẫn nhau, tức giận của chủ quán, của đầu bếp khi bị khách gọi, hoặc người phụ bếp khiến họ không hài lòng. Rất nhiều sự hỗn loạn, gấp gáp trong chuỗi quy trình nấu ăn để đồ ăn đến với bạn. Khi tới quán nào mà có những người phụ vụ, chủ quán, đầu bếp nhẹ nhàng, từ tốn, thì thấy thật thư thái. Nhưng phần lớn những cuộc tụ tập lại không hướng tới cảm giác đó, mà họ hay bị sốt ruột khi bị phục vụ chậm, họ chỉ quan tâm tới việc được ăn, nhậu v.v…
Bạn bị gợi về quá trình vệ sinh đồ dùng, quy trình sản xuất và nấu nướng: những đồ họ dùng để chế biến, nơi chế biến rất nhiều cặn bám bẩn, những đồ dùng thì bám cặn đen và dầu được dùng liên tục. Việc rửa vệ sinh cũng rất qua loa, chưa nói tới việc dùng nước rửa pha chế, sau đó còn không rửa lại sạch sẽ (bạn cứ thử quan sát những quán ăn mà bạn từng ghé tới để thấy rõ điều này).
Nơi quán ăn thường bụi bẩn, ô nhiễm bởi tiếng ồn v.v… Khi bạn được nhớ lại và quan sát mọi thứ xung quanh bạn mới thấy nổi da gà rùng mình, bạn không nghĩ mình lại dễ tính, và thiếu chăm sóc sức khỏe tới vậy. Cứ vui, cứ được gặp nhau, ăn ngon, rẻ là mặc kệ, chẳng để ý tới cái gì khác. Nhưng không phải nơi nào cũng vậy nha, đây là những nơi mà bạn ấy đã tới.
Thực phẩm có thực sự an toàn: tươi, sơ chế vệ sinh, bảo quản
Tiếp tục đụng vào sự tồn đọng của bánh trung thu, với chất bảo quản. Bạn đã từng được xem họ phơi bánh, trên những cái giá tre cũng không mấy sạch sẽ, mà xung quanh thì gà qué chạy nhảy, bới đất, thỉnh thoảng nhảy lên cái. Nhưng tới khi nhìn thấy cái bánh, và sự thèm ăn, bạn quên hết tất cả. Chia sẻ này không ám chỉ rằng tất cả loại bánh là như vậy, nhưng cho cúng ta một điều cần phải chú ý về việc tiêu dùng và lựa chọn sản phẩm đảm bảo cho bản thân, người thân. Bạn chia sẻ rằng, mỗi lần ăn xong bánh đó thấy đầu đơ đơ, quay quay, người nặng nề, thở cũng khó.
Rồi có những đồ ăn đã từng bị thiu, họ để lâu quá nhưng có thể hô biến cho nó tươi ngon được. Ngoài ra, cái chẹp miệng “đồ thiu, nấu chín lên và tẩm gia vị lại ngon hết”, “sự tiếc của”, “sự không quan tâm tới sức khoẻ người dùng” v.v… Rồi sự ảnh hưởng của thuốc của thuốc chống say, thuốc tiêm vào những con vật để chết nhẹ nhàng (thuốc an thần), thuốc kháng sinh tiêm vào cơ thể động vật, cơ thể không chịu được và tiêu hoá nổi những liều thuốc thuốc này nên bị lắng đọng ở rất nhiều ngóc ngách trong cơ thể.
Thuốc kháng sinh, thuốc trong thực phẩm và nạp vào cơ thể
Thuốc kháng sinh chúng ta nạp qua thịt động vật, nhưng chúng ta cũng không thể quên việc chúng ta cũng hay sử dụng chúng nhất là khi bị ốm. Nó lắng đọng ở những hạch bạch huyết, cứ mỗi lần cơ thể đau nhức không chịu được, chúng ta thấy phát sốt là do hệ miễn dịch đang đào thải ra, nhưng chúng ta không hề hiểu, lại tiếp tục nạp thuốc kháng sinh vào. Không những làm lắng đọng hơn thuốc và hóa chất, gây sưng hạch, nó còn khiến hệ miễn dịch của chúng ta bị suy yếu đi vì không được dùng đến, không được huấn luyện.
Cả một quá trình tiêu hoá với lượng hoá chất lớn như vậy, khiến đại tràng của bạn bị tổn thương rất lớn, bị hẹp lại vì nó đóng thành lớp chai bên ngoài và bên trong. Nhiều khi đi đại tiện bạn ấy phải rặn, vì nó không đủ chỗ trống, không đủ không khí để đưa ra, những chất này còn bám chắc vào thành đại tràng như khối bê tông. Bạn hiểu hơn về việc bị trĩ, bị táo bón của bản thân.
Vậy thì chúng ta ăn gì khi bên ngoài như vậy?
Việc lắng đọng này khiến mạch máu của bạn không được tuần hoàn trôi chảy, máu chạy rất chậm vì những chất này đọng ở thành mạch máu, làm chậm lại mọi thứ. Khiến bạn cũng thấy mình ì ạch, chậm chạp, đầu óc cũng khó tập trung. Ngoài ra, trước kia gia đình bạn có sử dụng mì chính, nhưng bây giờ có bỏ nhưng lại chuyển qua là hạt nêm và đường nâu (loại đường rẻ có gần 20 nghìn 1 cân). Bạn còn bị nghiện cafe, mà không phải cà phê pha phin, cà phê mộc, mà đều những loại được pha sẵn, chỉ việc bóc gói ra và uống.
Bạn ấy đã từng đi ăn chay, nhưng những quán ăn chay cũng có nguồn thực phẩm không đảm bảo, những đồ giả chay và bảo quản lâu dài. Tiếp tục gợi về việc tiêu thụ những sản phẩm sinh khí: nước uống có ga, bột nở (có trong bánh mì, bánh bao), gần như bạn ăn hàng ngày vì tiện lợi cho bữa sáng.
Những quá trình tiêu thụ đồ ăn không đảm bảo và tự nhiên cho cơ thể,khiến đại tràng, tuyến ức của bạn bị tổn hại và ứ đọng nhiều thứ cặn đen trong đó. Cơn ngứa ở cổ cho bạn cảm giác sự tổn thương amidan rất lớn, những cục hạch như muốn nhắc nhở bạn hãy thanh lọc cho nó.
Sự ảnh hưởng của các chất gây nghiện với hệ thống thần kinh
Cơn đau tiếp tục chạy lên đầu, như những dây thần kinh bị tắc nghẽn, thay vì dòng máu lưu thông trôi chảy thì những chất màu trắng đứng ở đó và cản trở dòng chảy. Những chất này mỗi khi bạn sử dụng xong thấy rất hưng phấn, gây nhớ nhung (đường, sữa, trà sữa…). Đầu ghi nhận cảm giác thích, như chất gây nghiện, rồi sinh ra nhiều ảo giác, ảo thanh. Thêm nữa bạn đã từng uống thuốc an thần để dễ ngủ, mỗi lần uống nó cho cảm giác biêng biêng buồn ngủ, nhưng ngủ thì thấy như mộng mị, không muốn dậy.
Hệ tiêu hoá của bạn không phù hợp cho việc sử dụng sữa, lúc đó bạn mới hiểu việc tiêu thụ sữa hạt trong các loại hạt (mè đen, đậu nành…), mà mỗi lần bạn uống sữa là đều bị đi ngoài. Với trải nghiệm sống ở nước ngoài và phân biệt được, bạn nhận ra họ đã pha nhiều tạp chất và sữa bột vào những bịch sữa mà họ gọi là tươi. Những hoá chất này khiến các cơ quan lọc trong cơ thể bạn rất mệt và suy yếu: lá lách, gan thận.
Bạn hiểu hơn về việc tiêu thụ sữa động vật còn rung nạp những cảm xúc tiêu cực của bò, dê vào cơ thể người như thế nào. Mỗi loài sản sinh một loại sửa chỉ để phụ vụ cho con cái thuộc cùng giống loài của chúng, nhưng việc sản sinh sữa bò, dê lại để phục vụ con người. Con bò mẹ khi được kích thích để sinh con, rồi sữa của nó không được nuôi chính đứa con của mình, mà hàng ngày được vắt, được nhồi đồ ăn để sản xuất sữa với mục đích khác. Giống như một người mẹ bị đem con đi đâu đó, đau khổ, rồi bị hành hạ thân xác. Chất chứa rất nhiều cảm xúc tiêu cực trong đó, và nguồn sữa cũng ảnh hưởng theo. Chưa nói tới quá trình sàng lọc sữa, đóng hộp còn sử dụng nhiều chất để bảo quản. Bạn thấy sữa bây giờ bảo quản được khá lâu, đôi khi không cần trong tủ lạnh, họ bày bán hàng bịch sữa ở trong các cửa hàng. Sữa mẹ để bên ngoài quá 4h là đã không dùng được rồi, để tủ mát cũng không có được lâu.
Gợi về văn hoá giàu sang: trước kia người nước ngoài thường sử dụng sữa, văn hoá du nhập tới đất nước ta, người giàu thường uống sữa, như một cách thể hiện sự sang trọng, giàu có, đầy đủ dinh dưỡng. Và chúng học điều đó qua việc tiếp nhận: uống sữa là giàu, là nhiều dinh dưỡng v.v… Văn hoá dùng sữa là một văn hoá cần thiết và dần phổ biến, ngay cả trẻ khi cai sữa cũng cần phải bổ sung các loại sữa khác, và cứ thế việc dùng sữa phát triển, lan toả.
Quá trình đặt tay gần như chạm vào toàn bộ sự tắc nghẽn trên cơ thể bạn, từ hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn máu, hệ hô hấp, hệ bạch huyết, hệ nội tiết… Cơ thể khi có tắc nghẽn, khi bạn chữa lành (qua ăn uống, thể dục thể thao, đặt tay, Thiền định), thì những độc tố trong người sẽ được đào thải qua nhiều cách trên cơ thể: đại tiểu tiện, chảy nước mũi, mẩn ngứa, mụn, đường mô hôi, tai, xả mùi, đường âm đạo (khí hư, xả máu cục) v.v… cơ thể sẽ dùng tất cả những đường mà chúng có thể xả được để đào thải ra. Nên đừng ngạc nhiên nếu khi thực hiện thanh lọc, chữa lành mà bạn có những biểu hiện trên nhé!
Lời khuyên bạn tự nhận được trong quá trình healing
- Khi bạn không lựa chọn được đồ ăn, thì hãy quán niệm trước khi ăn: ăn trong chánh niệm, với lòng biết ơn để giảm trừ bớt sự độc hại này, ăn là sự sinh tồn.
- Hãy ăn chay, đầu tiên hãy ăn 80% rau, 20% thịt, và cứ giảm dần. Ăn đồ mình tự nấu nhiều hơn.
- Hãy trân trọng cơ thể mình qua cách ăn uống.
- Ăn uống healthy thì cơ thể vật lý sẽ thanh nhẹ hơn, bớt dính mắc với đồ ăn và lòng tham.
- Vũ trụ luôn có chỉ dẫn cho bạn: ăn và sống như thế nào nào cho thanh nhẹ, nhẹ nhàng hơn. Lòng biết ơn mỗi bữa ăn là vô cùng ý nghĩa
- Buông bỏ những cuộc vui mang tính ham dục: ăn uống, dụ dỗ v.v… Khi bạn ăn uống, ăn trong tâm trạng không thoải mái nó cũng ảnh hưởng tới cơ thể: miễn cưỡng, ngại ngùng, lòng tham. Bạn gợi về những việc làm có tính kiên cưỡng khi ăn: được miễn phí vì liên quan tới tiền tip của bạn, mình không đi thì mất mất 1 số tiền và buổi đi ăn, mất buổi giao lưu. Ngoài ra còn thích sự miễn phí, không mất tiền, rồi tiếc của. Hãy giao lưu với những người cùng tần số với mình.