Hệ tiêu hoá và hệ hô hấp là những hệ rất cơ bản và cần thiết cho cơ thể! Chúng ta sống rất cần thở và ăn uống, đó gần như là nguồn sống cơ bản và quan trọng nhất. Trong một buổi làm việc cá nhân, khi đụng vào cơ thể, mới thấy rất nhiều chất cặn bã, mọi thứ ngổn ngang trong người mà liên quan tới lối sống cực kỳ lớn! Bạn là một người rất bay bổng, thường ngủ nhiều, khó tập trung vào việc gì đó, chưa bền bỉ để làm cái gì đó đến cùng, cứ thích nửa vời, bạn nói rằng “em bị rối loạn lưỡng cực”.

Quá khứ bạn từng bị trầm cảm nhẹ, buồn thì buồn quá, vui thì vui quá. Lúc stress thì bị dị ứng rất nhiều. Dạ dày bị trào ngược, bụng bị đầy chướng nhiều. Ăn có xu hướng nôn, không kiểm soát được việc ăn uống của mình (càng buồn càng ăn nhiều, ăn và không để ý gì). Cứ ăn để giải tỏa mà không nhìn vào bản thân, không kiểm soát được cảm xúc của mình.

Kinh nguyệt không đều, có khi chậm 6 tháng. Mỗi khi bị là toàn thân đau nhức, đặc biệt lưng, cổ, rồi đau tim, khó thở, đau đầu, run chân tay. Cơ thể bạn khá lạnh, gần như nhiễm lạnh chút xíu là bạn có thể bị sổ mũi, cảm cúm! Những tắc nghẽn bởi chất kem, đồ ăn nhanh, bánh bông lan… đã làm cơ thể bạn trì xuống. Và dưới đây là quá trình đặt tay liên quan tới hệ hô hấp và hệ tiêu hoá.

anatomy-145696_1280 from Pixabay.com
anatomy-145696_1280 from Pixabay.com

Đụng vào lắng đọng ở phổi

Cảm nhận có những lớp nhầy nhầy bám quanh như một dạng dịch, ảnh hưởng của khí lạnh, chất đờm. Sau đó thấy rùng mình bởi những hình ảnh buổi đêm, lất pha lất phất như kiểu vãng lai trong đêm. Bạn có chia sẻ hay uống sữa, đôi khi còn uống thay nước luôn. Trước kia bạn hay đi lang thang, đi dạo lúc 12-1h đêm. Có lúc còn hay ra ngoài ăn đêm vào giờ đó. Buổi đêm là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi và ngủ, các nội tạng cần được nghỉ thì bạn lại dung nạp đồ ăn. Chưa nói tới việc, lúc nửa đêm là giờ mà năng lượng âm khá nhiều. Vốn một cơ thể hay bị nhiễm lạnh lại hay lang thang vào giờ đó, như một cơ hội để năng lượng âm trú đu bám.

Tiếp đó cơn cương cứng ở đường tiêu hoá, dạ dày, cảm giác buồn nôn ghê gớm. Khi đặt tay khí lạnh toát ra, thận khá đau, dưới bàng quang yếu, hay đi tiểu, hay đau lưng. Bạn còn chia sẻ dạo này hay ăn lúc 10-11h đêm, mà còn đều ăn những đồ ăn khiến gan, thận phải làm việc nhiều: bánh, đồ ngọt, sữa…

Image by HowardWilks from Pixabay 

Những cơn đói hoành hành như một trạng thái bị khí điều khiển

Một trạng thái thiếu ăn nổi lên. Đôi khi như nhảy bổ ra để cướp lấy đồ ăn, rồi ăn lấy ăn để. Bạn có chia sẻ rằng thỉnh thoảng mình ăn không kiểm soát được, ăn vô độ. Bạn rất thích nấu ăn, và nấu thật nhiều, xong nhiều quá không ai ăn và bạn lại ăn cố. Đặc biệt khi tâm trạng đi xuống bạn còn ăn nhiều nữa. Ăn như con ma đói. Một sự thiếu điều tiết trong nấu ăn, trong ăn uống.

Và lúc này đụng vào một dạng vong ma đói chế ngự trong đường ruột của bạn, kiểm soát tâm lý, cảm xúc, hành động của bạn. Vong này là vong đến khi bản thân thấy mình như bị chết đói.  Và ký ức đến là khi bạn buồn hoặc gặp biến cố, bạn thường vật vã, ngồi khóc từ sáng tới chiều tối, nhịn đói, tới lúc run chân run tay, tới lúc bản thân lạnh sắp ngất thế là ăn lấy ăn để, ăn như nhồi nhét.

Khi bản thân bạn ở trạng thái chết đói ấy, thì cũng là lúc vong ma đói đi vào người và lâu dần lâu dần nó mạnh lên và chế ngự bạn. Nó làm bạn cứ 2-3h là đói, đói xót cả ruột, chỉ muốn ăn hoặc cho cái gì vào miệng. Bạn lại vốn hay ngồi một chỗ, nên đôi khi buồn buồn lại nhét cái gì đó vào miệng. Người càng khí thì càng cần đi lại nhiều hơn, tránh ngồi một chỗ, không nói, không hoạt động, khí lại càng luẩn quẩn trong người. 

Image by Free-Photos from Pixabay 

Sự tồn đọng của đồ ăn nhanh và sinh ra khí, bụi bặm

Rồi sau đó cơn xả ợ nấc liên tục, cảm nhận rất rõ việc bạn tiêu thụ những chất đồ ăn nhanh, chất nở, việc ăn nhiều sinh ra rất nhiều khí. Càng ăn thì lại càng muốn ăn. Bạn thường hay buồn, và trạng thái ở phổi căng cứng lên, chạm vào trạng thái thiếu đủ thứ: thiếu sự đồng hành, thiếu sự chia sẻ, thiếu ăn. Bạn luôn rơi vào trạng thái tích trữ đồ ăn, mua thật nhiều, ăn thật nhiều, ăn như chưa được ăn bao giờ. Những người phụ nữ xung quanh lại luôn lo ăn cho bạn, dự trữ, đưa cho đồ ăn cho, hết là ai cũng offer đồ ăn cho, rồi bạn bị tham lam quá độ. Một trạng thái khó nhận.

Hình ảnh những miếng bánh màu vàng, nở xốp như bánh bông lan xuất hiện, làm lắng đọng khí CO2 ở phổi, chiếm hết khí O2 của phổi. Bạn có chia sẻ suốt ngày ăn bánh bao, bánh mì, bánh bông lan và đặc biệt thèm ăn đồ ngọt. Ngoài ra, bạn còn hay dùng nhiều gia vị trong đồ ăn, trong nấu ăn. Khi tiêu thụ một lượng lớn những men nở nhân tạo, đặc biệt bánh mì, sinh ra nhiều khí CO2 trong người, khiến cơ thể và phổi thiếu oxy, nên máu đi tới toàn thân  không được lưu thông trôi chảy, dẫn tới tình trạng bị trì trệ, loanh quanh luẩn quẩn, não khó tập trung, chỉ muốn ngủ, không muốn hoạt động. Bởi khí dẫn huyết. 

Image by RitaE from Pixabay 

Sự tính trữ chất nhầy trong đường hô hấp, tiêu hoá bởi nhiễm lạnh và đồ ăn

Tiếp đó là sự lắng đọng những chất từ đường trắng, sữa có đường, rồi gia vị, tạo thành những mảng trắng bám ở các thành mạch phổi, rồi tụ lại, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Sinh ra những dịch nhầy, những chất này còn đọng ở tim trong quá trình trao đổi giữa tim và phổi, khiến tim cũng đập yếu và hoạt động kém đi. Những chất này bị kẹt trong đường hô hấp, những mạch máu và gây tắc nghẽn.

Cảm nhận rất rõ hơi thở của bạn không sâu, đôi khi còn cảm giác không thở. Bạn chia sẻ rằng: có tiểu sử các bệnh về tai mũi họng, bệnh về phổi, dễ nhiễm lạnh hay ho, viêm phổi. Có lúc ho tận 1 tháng, cứ buổi sáng ngủ dậy, đánh răng lại nôn oẹ, đờm ra. Tối ngủ mà quên không cài cửa sổ, để hé là buổi tối lại ho, lại có đờm trong miệng. Đợt này bạn còn hay ăn váng sữa, loại béo béo cho những em bé ăn, rất ngọt nữa.

Bạn từng đi khám bác sỹ, họ cho bạn thở máy, và kết luận là bạn bị hẹp đường phổi, những kết quả trên máy chỉ rõ bạn thở không được sâu và rộng như những người khác. Bạn vốn là một người béo, nhiều mỡ. nhiều đờm và chất nhầy trong người. 

Image by Steve Buissinne from Pixabay 

Đau đầu và sự ảnh hưởng của những đồ ăn gây nghiện

Tiếp tục lại là hình ảnh những đồ ăn có chứa kem, bơ (kem ốc quế…), ăn rồi như bị nghiện, hưng phấn cho não bộ, nhưng vô tình làm não bị đơ, và lúc này cơn đau đầu nổi lên. Bạn ăn rất nhiều kem, bơ, phomai. Đôi khi lâu lâu để đó không ăn, sau đó lên cơn thèm, rồi mua rất nhiều, rồi ăn tống ăn táng rất nhiều vào người.

Não bạn như bị cài đặt tự động là thích bơ, phomai. Và việc ăn nhiều những chất này sẽ gây rất nhiều tắc nghẽn ở hệ thống tri giác, thần kinh… khiến bản thân bị thiếu tập trung, thiếu máu não, hay đau đầu, lúc nào cũng thấy bay bay… và gây rất nhiều vấn đề trên đầu Khi bạn được hướng dẫn thở, và đặt tay thì thấy bụng thoát khí ra, nhẹ hơn. 

Tiếp đó cơn khó thở ở phổi nối với cơn đau ở dưới thận: chạm vào những nỗi sợ, sợ rắn, sợ những loài bò sát, thậm chí còn sợ những con vật biết bay, sợ bị tấn công. Bạn luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ. Hễ ai mà doạ, quát to là trái tim bạn đã thấy bị tổn thương và sợ rồi. Một trái tim rất rất nhạy cảm và hay mít ướt. Nhưng ngược lại, đó là trạng thái rối loạn lưỡng cực cảm xúc, bạn cũng giỏi đi quát người khác. Nội tâm bạn sợ là như vậy, bạn càng sợ thì càng tỏ ra hung dữ để át đi nỗi sợ bên trong, hoặc hát rống lên để bớt sợ. Rồi tiếp đó là cơn đau bụng nổi lên

Image by OpenClipart-Vectors from Pixabay
Image by OpenClipart-Vectors from Pixabay

Bụng và những tổn thương về vật chất, một cái bụng chứa đầy khí.

Chạm vào trạng thái áp lực về tiền, tiền là gánh nặng, đôi khi thấy sợ tiền. Một cơn đau tim nhói lên – kèm theo đó là tình trạng chưa yêu tiền, cần tiền nhưng lại chưa yêu nó, chưa thiết tha với nó, cứ bay bay mây mây với những thứ gì đó. Bụng bạn khá to, phía trước nhiều khí, cương, nhiều mỡ. Bạn chia sẻ, bây giờ với bạn tiền là gánh nặng, bạn đang cố gắng “kiểm soát không nghĩ nhiều về nó – “okie bây giờ đầu tư về bản thân”, nhưng thực tế thì nó là gánh nặng, đó là hiện thực của bản thân, mà bạn lại dùng khí (suy nghĩ) để tự vấn với điều này. 

Những cơn đau râm ran quanh bụng nổi lên, chạm sự tổn thương ở thành ruột bởi sự lắng đọng, bu bám nhiều tinh bột thành ruột (đồ ăn khó tiêu hoá, chứa gluten). Trạng thái lạnh bụng, đại tiện có vấn đề. Bạn chia sẻ rằng mình hoặc táo bón, hoặc phân lỏng, nhưng lần nào cũng rất hay đau đít. Vốn bạn hay ăn hỗ tạp, ăn vô tội vạ. Và có vấn đề về đại tràng, tiêu hoá, trào ngược dạ dày. Tinh bột đọng ở thành ruột, bám vào đường tiêu hoá, sinh ra rất nhiều khí trong người, như biến bạn thành 1 quả bóng, luôn bay lên, rất khó chạm đất. Rồi cơn xả khí liên tục lên cổ.

Image by Mystic Art Design from Pixabay
Image by Mystic Art Design from Pixabay

Tôi có một cái bụng khí và hay mơ mộng

Tiếp đó đụng vào trạng thái “tôi có một cái bụng khí và hay mơ mộng” – mơ mộng về tình yêu, tình yêu đến thông qua cái dạ dày, qua đường tiêu hoá. Cứ được ăn là tôi thấy mình được yêu. Cứ ai cho đồ ăn là yêu, là thích, trái tim rung rinh lên. Bạn chia sẻ rằng, ai mà cho đồ ăn là rất trân trọng và biết ơn. Ngoài ra, bạn thích 1 tình yêu lãng mạn, nên thỉnh thoảng cũng nghĩ và mơ mộng về 1 tình yêu kiểu phim ảnh.

Như hồi xưa, có những kỷ niệm đẹp, bạn giữ nó lại trong lòng, rồi thỉnh thoảng đem ra, nghĩ tới nó và thích những bạn ngọt ngào và lãng mạn. Và chính sự lưu trữ khí mơ mộng ở bụng là  một phần cản trở bạn có một tình yêu thật sự, tình yêu của một người trưởng thành khác với tình yêu của tuổi gà bông. Bạn bảo “nhiều khi em thấy mình như trẻ con, như chưa lớn, mặc dù em đã gần 30 tuổi rồi”. 

Image by Ferenc Keresi from Pixabay 

Hãy có một lối sống gọn gàng, ngăn nắp và có trật tự

Tiếp theo là trạng thái đồ đạc ngổn ngang trong nhà, với rất nhiều thứ không dùng tới. Bạn có sở thích mua nhiều đồ đạc, thích nắm giữ hoặc giữ những kỷ vật. Nhà bạn nhiều đồ vô kể, cứ thấy thích lại mua, sau đó nhiều quá lại gói lại đi cho (quần áo, đồ đạc, sách vở). Mà đặc biệt sách vở, nhiều khi thấy thích lại giữ lại nghĩ sẽ đọc, nhưng thực tế lại cứ để đó mãi không đọc, và rồi lại mua những cuốn sách khác.

Có những lúc bạn nhìn cái này thích quá, muốn giữ lại, không có ý định cho đi nhưng lại không dùng. Người yêu cũ đi lấy vợ rồi mà chưa vứt đồ đạc anh tặng đi được, cũng chưa cho ai được. Tất cả những thứ này làm trong lòng mình ngổn ngang, không gian ở cũng ngổn ngang. Mỗi lần đụng tới cái nào, chuẩn bị vứt đi, lại thấy mình cần, không thể vứt đi được, mà lâu lâu xong mới dùng, kiểu suy nghĩ lâu lâu dùng đến thì tìm thấy ngay.

Rồi tiếp tục đụng vào tư tưởng “muốn có ai đó luôn ở đó, sẵn sàng và chờ mình”, và đồ đạc cũng vậy, muốn nó luôn ở đó, chờ sẵn để có thể rất lâu nó chờ mình dùng. Ng yêu cũ hiện không còn là bạn, không liên lạc với nhau, nhưng vẫn giữ đồ của anh, như một trạng thái giữ cảm xúc, tư tưởng, trường năng lượng của anh trong nhà. Bạn chia sẻ rằng rất khó chấp nhận việc một mối tình tan vỡ, chưa chấp nhận sự thật đó, nên cứ ôm lấy nó, lâu lâu đem ra gặm nhấm rồi đau khổ, và rồi lại buồn, lại ăn. Ngộ ghê nhỉ? Tự dưng ôm dây buộc bụng mình!

Image by InspiredImages from Pixabay
Image by InspiredImages from Pixabay

Quản lý cuộc đời đến từ việc bạn quản lý cuộc sống từ những thứ nhỏ nhất

Hình ảnh đồ đạc trong nhà ngổn ngang còn là phong cách đi đứng và ngủ nghỉ: đồ đạc chăn gối ngổn ngang, như có ma bừa bộn ám vào bạn, vào nhà bạn, hay ưỡn bụng ra phía trước. Bài học về sự gọn gàng, ngăn nắp, cần có thói quen gấp gọn chăn gối hàng ngày. Bạn chia sẻ cũng ít gấp chăn gối, nhất là lúc nào đi làm, lại vội là bạn để đó luôn. Để mặc kệ mọi thứ xáo trộn, ngổn ngang khá lâu rồi, kể cả tình cảm, rồi mọi thứ lộn xộn trong cuộc đời bạn.

Trong cuộc sống thì bạn hay cố ưỡn bụng ra trước và còng cái lưng xuống. Thận khá bạn yếu, hay đi vệ sinh. Cần có sự gọn gàng, quy củ, không cuộc đời mình cũng bị xáo trộn, xối ren, không có tuần tự, trật tự, không có sự logic. Bạn chia sẻ rằng muốn suy nghĩ thật logic, nhưng sự thật thì lại không logic tẹo nào, và cứ nghĩ một tí là lại mệt đầu.

Image by Bessi from Pixabay 

Đừng nhìn cuộc đời chỉ qua sự phản chiếu – mà sự phản chiếu đó lại dễ tan ra như làn nước

Hình ảnh bầu trời mây phản ánh dưới làn nước: bạn hay ngắm mây, mỗi lần ngắm mây lại tưởng tượng ra nhiều thứ, có hình thù gì xuất hiện trong đầu, các đám mây chạy nhảy chơi đùa như các con vật. Cuộc sống trang có 1 trạng thái phù du trôi nổi, bấp bênh. Trong mình có cái gì thì cũng phản chiếu người xung quanh như vậy, mình chỉ thu hút những người giống như mình.

Cứ nghĩ về tương lai, mong muốn cuộc sống yên bình lúc tuổi già. Ngoài ra, bạn thường nhìn mọi thứ qua một cái lăng kính như nước mà chưa bao giờ chạm vào nó. Cứ mỗi lần tiến tới làm quen, họ có cái gì đó không hài lòng là mình rụt lại. Giống như mặt nước phản chiếu trời xanh mây trắng, nhưng khi ném viên đá xuống thì nó biến mất và hụt hẫng.

Ngoài ra còn đụng vào một trạng thái đọng nước cặn ở đây, làm cái thận khá yếu, và đi vệ sinh nhiều. Bạn chia sẻ đôi khi còn uống sữa thay nước, cũng bởi lười, nhiều khi ngại hoặc quên đi siêu thị để mua nước uống, nên uống sữa thay nước và bù nó. Và tiếp tới là cơn đau ở tim nổi lên

Image by Alexey Hulsov from Pixabay
Image by Alexey Hulsov from Pixabay

Một trái tim bay bổng. 

Trước đó mình đặt tay cho bạn, đụng vào người thấy như một quả bóng khí bay lơ lửng trong không trung, nhưng trái tim và tâm hồn bạn ở bên ngoài quả bóng. Sau khi đặt tay xả bỏ bớt khí, hướng dẫn bạn thở và kết nối với trái tim, thì sau đó bản cảm nhận nhịp đập trái tim rõ hơn, vào thiền cũng thấy dễ hơn. Và tới lúc này thì bạn đã ngồi vào trong máy bay chứ không còn đứng lơ lửng trên không trung và nhìn vào quả bóng nữa. Mà cô gái của bạn chưa hạ cánh xuống đất.

Hình ảnh cô gái ngồi trong máy bay, nhìn qua cửa sổ ngắm mây trời – một trái tim mơ mộng, hay nhìn ra bên ngoài mọi thứ xung quanh cuộc sống mà chưa có xúc chạm vào mọi thứ. Bạn hay gọi mình là cô gái daydreamer – người nằm mơ giữa ban ngày. Nhìn cái gì cũng tưởng tượng ra cái này cái kia, nghĩ về tương lai xa xôi mà không sống ở hiện tại.

Trước kia, sự mơ mộng cũng khiến bạn dễ xúc độc, dễ khóc, rồi sau đó rất dễ tổn thương. Rất nhiều khí trong tim, xả như cách xì hơi ra tai, mắt, mũi, chân tay. Rồi khóc nhiều quá rồi, bây giờ trơ ra, lại thành khó khóc, rồi khó có cảm xúc, dùng não hơn dùng tim (bạn còn không biết cái đó có thật không hay do mình nghĩ vậy).

Image by Deedster from Pixabay 

Mỗi chúng ta hãy kết nối với trái tim và sống trong trái tim, trong thân thể để rồi dần dần kết nối với xung quanh thay vì đứng bên ngoài nhìn vào nó.

Thực tế là bạn đang bị đóng tim lại, như một cô gái bị nhốt trong máy bay mà chưa đi ra ngoài và đáp đất được. Và đó còn là những tổn thương trái tim khá lớn. Mình sẽ chia sẻ tổn thương tim của bạn ấy ở một bài viết khác. 

Cô gái ngồi trên máy bay, cứ nhìn xuống dưới và ồ à: thích quan sát mọi người và tìm sự thích thú trong đó, ngại tiến đến để hoà nhập vào 1 không gian, 1 môi trường, 1 đám đông. Cơn đau tim chạm vào trạng thái sợ bị tấn công.

Bạn chia sẻ rằng mình hay tự độc thoại và không nói ra. Những nỗi sợ, sự e dè và tự ti. Khi bạn sang nước ngoài, muốn hoà nhập với mọi người nhưng lại bị người ta phán xét, đẩy ra, nên cảm thấy bị tổn thương và khó thể hòa nhập nổi.  Mặc dù bạn cứ cố gắng thì bạn lại bị chạy đi xa, bị xa lánh. Hay bị hồi hộp, lo lắng tới mức trước buổi thuyết trình, gặp thầy, tới chốn đông người còn bị nôn. Chưa tự tin vào bản thân mình.

Trong suốt buổi đặt tay, mình chỉ hướng dẫn bạn trụ trong tim, hít thở theo đường hô hấp của cơ thể để cảm nhận cơn đau trên người, quan sát những thứ nổi lên trong bạn (cơn đau, cảm xúc, tư tưởng, nhiệt độ…). Đôi khi những luồng khí lạnh bủa vây tới, khiến bạn ớn lạnh, thì bạn được hướng dẫn kết nối với người thầy tâm linh của bạn – là người thầy trong tôn giáo của bạn.