Đi liền với các bài viết chia sẻ về bệnh tật, về những “cái chạm” vào tổn thương và những lời khuyên dành cho mỗi người, chúng tôi đều được hiểu về những cái duyên: duyên nợ, duyên phận, duyên nghiệp.

Duyên là một mối quan hệ tiềm ẩn (từ các kiếp trước đó) mà chúng ta thường hay nói trong tình huống kiểu tự dưng gặp nhau, rồi đã cảm thấy thân thiết từ rất lâu và thốt lên “chúng ta có duyên với nhau đấy”. Trong những trải nghiệm đặt tay, trạng thái đã từng thề thốt, trách móc, luyến tiếc… với dính mắc tình cảm (tình yêu, tình thương, hận thù…) ở trong tim, trong lòng (vùng rốn, bụng), chúng tôi càng được hiểu thêm về duyên nợ, duyên phận và duyên nghiệp.

Trải nghiệm về nghiệp luôn hướng người ta về kết nối với bản thân, lòng tốt, về lối sống lành mạnh, thương yêu kết nối với mọi người, kết nối với Đất mẹ, với Thượng Đế… Mà những bài học về sự buông, sự bao dung, tha thứ, thấu hiểu luôn luôn được gợi nhắc tới!

Với ghi chép ít ỏi và những câu chuyện ngắn về những mối duyên này, hi vọng mọi người sẽ có cách hiểu rõ hơn về nghiệp quả và cân bằng nghiệp quả!

Image by Andre’ Santana from Pixabay

Duyên nợ

Duyên nợ thường mang những sắc thái của những chuyện “nợ” khác nhau. Ví dụ, “nợ” về tình cảm nam nữ, mà ở 1 kiếp nào đó họ đã từng có quan hệ bạn bè, nhưng có 1 người yêu đơn phương, họ đối xử rất tốt với người kia. Người kia nhận nhiều sự giúp đỡ của họ, nhưng không thể đến với nhau, mà trong lòng rất canh cánh. Điều này khiến mình nhớ tới ca khúc “anh còn nợ em”, nghe tới buồn lòng.

Trong tình huống chia ly để đến với tình yêu của mình, họ nói với người kia rằng “hẹn kiếp sau làm chồng/vợ để không phụ lòng tốt của anh/em”, hay “nợ” trong tình cảm cha con “con hẹn kiếp sau sẽ báo đáp bố mẹ” – thì lần đầu thai của kiếp này họ có thể là mẹ con của nhau, ví như người con của kiếp trước thì trong đời này lại đầu thai làm mẹ… Hay với nhiều trải nghiệm mà mang trong mình trạng thái nợ nần về oán thù, lời nguyền…Hay nói đơn giản là “tôi nợ anh”, hoặc “anh nợ tôi”.

Image by truthseeker08 from Pixabay
Image by truthseeker08 from Pixabay

Duyên phận

Với trải nghiệm hiểu về duyên phận, thường mang sắc thái trong danh vọng, danh phận. Lấy ví dụ như một mối quan hệ ẩn, họ yêu nhau trong trạng thái lén lút hoặc không công khai với mọi người, họ có thể nói với nhau “kiếp sau sẽ cho nàng một danh phận, nàng sẽ là vợ của ta” v.v… Hay có những đứa con mất trước cha mẹ, nó đau lòng vì không được ở gần bố mẹ nên nói rằng “kiếp sau con vẫn xin làm con của cha mẹ”. 

Duyên nghiệp

Duyên nghiệp lại là một bài học lớn hơn, mang tính chất tổng quát của cuộc đời. Mỗi người trong đời thường có làm một làm việc gì đó mà để lại hậu quả, và khiến họ phải gánh nghiệp của kiếp sau. Đôi khi nghiệp này đến từ dòng họ, gia đình, vùng đất. Thật ra ý nghĩa của nó sâu xa hơn, nhưng mình sẽ giải thích ngắn gọn và giản đơn: đó là trong đời này, anh đã chưa hoàn thành được bài học gì. Ví dụ về bài học buông bỏ lòng tham, bài học về “giúp đỡ, yêu thương những người khác”, thì khi anh chết đi, những phần năng lượng còn dở dang đó sẽ thu về cổng linh hồn.

Đôi khi là nhận thêm những năng lượng tiêu cực trong cuộc sống bởi cái tôi của anh kích lên – bản chất con người luôn có 2 phần đen và trắng, làm sao mà chúng ta trung hoà được hai cái đó. Và trong lần đầu thai tiếp theo, anh sẽ học lại bài học đó, đôi khi là một trải nghiệm ngược lại để anh nhận ra mình cần người khác được giúp đỡ, được yêu thương, bao dung, cần buông bỏ như thế nào…

Image by Iván Tamás from Pixabay
Image by Iván Tamás from Pixabay

Nghiệp về tranh chấp tài sản, tiền tài

Mình chia sẻ về hoàn cảnh trong một gia đình khá giả mà có nghiệp về danh vọng và tiền bạc, đất đai. Trong lúc người cha hấp hối, thì những đứa con ở bên ngoài cãi lộn, gây gổ với nhau về tranh chấp tài sản, thừa kế.

Người cha rất lấy làm đau lòng và đã để lại một câu với khối tài sản của mình “các con cháu sẽ không được hưởng lợi lộc từ tài sản của ta, mà trải nghiệm làm gì cũng thất bại để biết được giá trị của việc tự tay làm nên của cải”. Và thế là con cháu của ông sau đó có làm gì cũng khó khăn, thất thoát, vỡ nợ, không thành công. Một cái nghiệp sự danh vọng, tiền tài, tranh chấp. 

Image by Okan Caliskan from Pixabay
Image by Okan Caliskan from Pixabay

Nghiệp dòng họ về bệnh tật, nghề nghiệp và dòng máu

Hay mình kể một câu chuyện khác liên quan tới nghiệp bản thân, gia đình và dòng họ. Có một bạn khi trải nghiệm đặt tay, có tình trạng bị nhiễm độc máu, người có những khối u, khi được trở về tiền kiếp và mở một đời mà bạn sống trong một ngôi làng, họ chuyên nghiên cứu dược thảo, đặc biệt là độc dược. Trong cơn hào hứng, ham nghiên cứu, họ tạo ra rất nhiều loại chất độc khác nhau, vô tình chất độc đó nhiễm vào nguồn nước, đất, vào cây cối, thực phẩm, và khiến dòng máu của dân làng này cũng nhiễm độc.

Kết quả là tuổi thọ của họ không được lâu, cứ tầm 40-50 tuổi là qua đời. Và nhóm dân làng trong tiền kiếp đó gần như bao gồm dòng họ trong đời này của bạn ấy. Họ đã phải chạy di cư đi tới miền đất khác, bỏ lại nơi chôn rau cắt rốn của mình, cũng có tuổi thọ thấp hơn, có những người làm nghề bốc thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, họ còn có một số căn bệnh giống nhau: tóc bạc, xương khớp rệu rạo, có vấn đề giác quan (mắt, mũi, miệng)…

Nghiệp trong cuộc đời hiện tại?

Có nhiều bạn thường khá tò mò và quan tâm về tiền kiếp, ngay cả khi các bạn đọc những đoạn chia sẻ trên của mình. Nhưng liệu chúng ta đã bao giờ hỏi trong cuộc đời hiện tại, chúng ta có những nghiệp gì không? Thông qua hành động, suy nghĩ, cách hành xử, thậm chí về lối sống, ăn uống?

Image by Dhamma Medicine from Pixabay
Image by Dhamma Medicine from Pixabay

Chúng ta hãy nhìn lại bản thân mình bắt đầu từ suy nghĩ: bạn có suy nghĩ muốn trù ẻo, nguyền rủa, bất mãn, muốn hãm hại, muốn ai đó tồi tệ ko? Trong lời nói của chúng ta, bạn có khẩu nghiệp, nặng lời với ai đó. Với những hành động của bản thân, bạn có làm những điều như cướp bóc, lừa gạt, đánh đập, sỉ nhục, hãm hại ai đó không v.v…? Tương tự về lối sống, bạn có thực sự trân trong cuộc sống: đồ ăn, nước uống, đồ dùng, bạn có nhiều ham muốn tham lam và đạp trên giá trị của sự sống, của người khác để tìm cách đem lợi về mình?

Bạn có bảo vệ môi trường qua việc ý thức về rác thải, về hoá chất đổ xuống đất, vào nguồn nước? Và rất nhiều thứ khác nữa để bạn suy nghĩ trong cuộc đời này!

Có nhiều người tìm đến Thiền, Healing thông qua tiền kiếp rồi sau đó thiền tập để thay đổi bản thân, lối sống. Những người khác sẽ bắt đầu từ việc quan sát chính bản thân họ trong cuộc đời hiện tại, và rồi tu tập để dần nhận thấy những kiếp sống luân hồi như lịch sử tiến hoá của con người, trái đất, vũ trụ. Đôi khi có những người sẽ tu tập cả 2 thứ đó. Nhưng với cách nào đó, chúng ta cũng sẽ thấy rằng quay về chính mình để nhận biết, hành động và thay đổi.