Ngày hôm nay, mình có một buổi đặt tay. Tình trạng bên bạn là khó thở, mệt nhoài, chỉ muốn nằm bẹp, chân tay và thân như không có sức sống, giấc ngủ mộng mị, không sâu. Cảm giác người như đi mượn, không thiết tha làm gì. Các bạn biết tình trạng uể oải rùi đấy!

Khi thực hiện đặt tay, cảm nhận sự khó thở, mệt nhọc rất rõ, đầu óc biêng biêng như muốn sụp xuống. Hướng dẫn quay về hơi thở, đầu tiên rất khó cảm nhận nhịp đập trái tim, mình hướng dẫn chỉ cần thở tại ngực, biết mình đang thở vào, thở ra, cứ nhịp nhàng như vậy.

Sau đó, cảm nhận toàn thân, các cơ cứng lại. Đặc biệt từ tim, cổ gáy, lên đầu như chứng mắc khí lạnh, 2 chân cũng căng cứng, bụng khá cương khí, khó chịu.

Khi hít thở 1 lúc nhịp nhàng, bạn bắt đầu cảm nhận được nhịp đập trái tim. Giờ hãy thở theo nhịp đập trái tim, nghĩa là thở vào phổi và vẫn cảm nhận được từng nhịp đập, đôi khi nó sẽ như tiếng gõ mõ. Còn một điều nữa là hãy ngồi thả lỏng nhưng giữ thẳng lưng. Cũng mất khá lâu bạn mới giữ được sự đều đặn nhịp nhàng và nương theo được nhịp đập này – và nó bắt đầu phát ra xung tim, nối với toàn cơ thể của bạn. Bạn cảm nhận rất rõ được sự căng cứng của cơ, đầu, cổ, lưng, chân.

Image by Okan Caliskan from Pixabay
Image by Okan Caliskan from Pixabay

Sự thay đổi của cơ thể khi kết nối hơi thở – xung tim và cơ thể

Cơ thể bạn bắt đầu nóng dần lên, ấm hơn, đầu bắt đầu toát mồ hôi – như trạng thái được xông hơi. Hay khi bạn bị ốm, cảm mà ăn 1 bát phở với đầy đủ vị: chua, cay, mặn, ngọt, hăng v.v… thì nước mũi, mồ hôi chảy ra, thông thoáng đầu óc, cơ thể. Và cứ thở như vậy, những trận xả khí trong người bạn bắt đầu tuôn ra qua đường miệng (ợ, nấc), mồ hôi và xì hơi… Bạn nhận ra là việc khí bế tắc trong bạn đến từ việc ăn uống (ăn nhiều và không hợp lý (thường ăn hoa quả khi đói, nhiều tinh bột dạng ăn nhanh, gây nóng dạ dày, ăn đồ lạnh, thường tắm khuya), ít vận động, đồng thời thời tiết lạnh, bạn bị hàn khí đi vào người. Hàn khí bên ngoài và khí nóng ở dạ dày sinh ra, đánh nhau, gây ra trạng thái luẩn quẩn, bí bách trong bạn, rồi tới việc bị ức chế, không chia sẻ được với ai v.v…

Và hôm nay mình chỉ yêu cầu bạn ngồi thở theo nhịp đập trái tim, để cảm nhận xung tim kết nối với toàn thân, hơi thở dẫn lối đi toàn cơ thể, mạch máu. Bạn bắt đầu thấy thông thoáng đầu óc, cơn căng cứng bắt đầu nhẹ hơn, người thả lỏng hơn, ngồi dậy và đi lại được, thấy tỉnh táo nói chuyện và làm việc.

Hơi thở đi đến những nơi tắc nghẽn trong cơ thể: tắc nghẽn này có thể dưới dạng tư tưởng (nghĩ đời mình thật khổ, thiếu tiền…), cảm xúc (tức giận, kìm nén, hận, tủi thân, cô đơn…), hay tắc nghẽn về đồ ăn, hoá chất, bụi khí môi trường ô nhiễm v.v… Khi dòng chảy này đi tới những chỗ tắc nghẽn, nó sẽ tác động và giúp thông tắc nơi đó và xả ra, biểu hiện qua việc đau, nhức, căng, mỏi. Cơn xả thường ở dưới dạng: ợ khí, ra mùi cơ thể, xả dịch, mùi mô hôi, bốc hỏa, ngứa da, nổi mụn, xì hơi, ra dịch, bị lạnh hoặc ở lòng bàn chân, bàn tay có những đợt nóng lạnh tỏa ra. Điều này tuỳ thuộc vào cơ thể mỗi người mà nó biểu hiện ra.

Image by tambattru from Pixabay

Thở cùng xung tim và sự liên quan giữa tim – phổi và hơi thở trong hệ tuần hoàn

Việc thở thực ra rất cần thiết và quan trọng với chúng ta. Chúng ta thở hàng ngày, hàng giờ, giây, tích tắc, nhưng không mấy khi để ý tới nó. Mình đã từng hướng dẫn đặt tay, có những bạn thực tế còn không cảm nhận hơi thở tới miệng, cổ, nên cảm giác ngột thở và ngực rất nặng. Phổi là cơ quan hô hấp của cơ thể, là nguồn lực sống, giúp chuyển hóa CO2 thành Oxy trong máu và đưa tới tim, rồi đưa tới các bộ phận khác trong hệ tuần hoàn. Khi bạn có một hơi thở, nguồn oxy dồi dào, thì dòng máu của bạn cũng dồi dào, tất cả các mạch máu, nội tạng vì thế cũng tràn trề sức sống! Nhưng dường như chúng ta lại ít để ý tới điều đó!

Xung tim và nhịp đập giúp đưa máu đi tới các dây thần kinh, mạch máu trong cơ thể. Nếu bạn có 1 hơi thở nhịp nhàng, đều đặn và dài, thì nhịp đập trái tim của bạn cũng sẽ khoẻ, đủ sức để giúp lưu thông trên toàn thân. Bạn sẽ có một cơ thể tỉnh táo, dẻo dai và thông suốt. Việc thiền thở nghe nhiều người nói thì dễ, mà thực sự thực hành thì không mấy dễ dàng tẹo nào! Hãy thử ngồi, đặt tay lên lồng ngực (giữa 2 bầu ngực), hít thở ở đó và cảm nhận nhịp đập trái tim, và thử xem bạn làm như vậy được trong bao lâu nhé