Trong một buổi đặt tay cá nhân với cơn đau ở tử cung, sự hiểu nhầm về việc ai nhìn bạn cũng ngỡ bạn đang chung sống với một “đối tác” nào đó, một đường eo đẫy đà thiếu những đường cong.
Và chúng tôi đã chạm vào những tư tưởng trong mạch văn hoá giăng khắp cơ thể cô ấy. Thấu hiểu sâu sắc một vấn đề là một thứ rất cần thiết, điều đó sẽ giúp bạn dễ buông bỏ, tha thứ và yêu thương hơn. Chúng ta có thật nhiều điều để hiểu, để học, để thay đổi, để có sự chuyển mình trong sự tiếp nối là con cái của chúng ta. Và hãy xem xem các bạn có những điều tương tự không nha!
Những bó sợi tư tưởng với những ám ảnh về tình yêu, phụ nữ và hôn nhân gia đình
Cơn đau ở tim và tử cung nổi lên, chạm vào một bó dây màu đen, mỗi sợi dây như một tư tưởng, một lời nguyền về tình yêu và tính nữ, về phụ nữ và hôn nhân gia đình: “cứ yêu là đau khổ”, “yêu là phải sex”…
Kate gợi nhớ tới mẹ của mình, những lời mẹ hay nói, in sâu vào trong đầu cô. Cơn đau đầu, với trạng thái ong ong nổi lên với những lời răn dạy: khi Kate con bé, mẹ hay nói “là con gái phải giữ danh tiếng, không để cho người khác biết mình có nhiều bạn trai theo, không họ sẽ nghĩ mình lăng loàn”. Tiếp đó là “Khôn được cho người ta biết mình bị ốm, bị bệnh không thì người ta sẽ đồn đại, sức khỏe không đảm bảo…”. “Con gái có bạn trai thì phải chung thuỷ với người đấy, không có le ve đi với anh khác”. “Đàn ông họ không thích phụ nữ có nhiều bạn trai, nếu như vậy thì đó là một cô gái không tốt”.
Một loạt những lời nói che đậy bản thân, sống vì danh vọng để người khác nhìn vào. Kate được học rất nhiều thứ từ bà, từ bố mẹ, rồi học qua các lớp học về việc phụ nữ không nên lấy chồng, sinh con v.v… Cũng bởi nhóm phụ nữ thấy xã hội thật bất công với họ, và họ chống đối lại điều này. Mọi thứ trong đầu Kate, cô không biết cái gì đúng, cái gì là chưa đúng, cái gì phù hợp, cái gì không.
Những ký ức trong sự tâm sự về nỗi khổ của mẹ
Ký ức Kate 6 tuổi, mẹ ngồi trên giường và đang đan len, mẹ nói chuyện với cô về tình yêu, bà nói “tình yêu là đau khổ”. Rồi mẹ hay chép lại những lời bài hát nhạc vàng, nhạc bolero (lỡ mai anh chết em có buồn không?), nghe thật não nề, đau khổ và thương tâm. Kate thấy thật đau lòng, đáng thương. Còn mẹ thì thấy được sự đồng cảm khi nghe những bài hát này.
Ngoài ra, bà còn hay thu thập bài báo chia sẻ về những người phụ nữ khổ, yêu anh nào rồi bị anh ấy hành hạ. Bà nghĩ Kate không thể hiểu được những điều này là như thế nào, nhưng mẹ vẫn cứ kể, như để giãi bày tâm sự, trải lòng cho con nghe. Và Kate luôn tin luôn những điều mẹ nói, tình yêu là đau khổ, một túp lều tranh 2 trái tim vàng, hôn nhân cũng khổ như thế đấy. Cơn đau tim lại nhói lên liên tục.
Ảnh hưởng văn hoá nước ngoài về tình yêu và tình dục
Ký ức làm ở công ty cũ, Kate chơi thân với một bạn gái người nước ngoài, cô kể cho bạn nghe mình đang có một anh người yêu là người nước cô bạn. Cô bạn hỏi Kate là đã có quan hệ tình dục với anh đó chưa. Rồi Kate tuôn ra một tràng với bạn rằng “văn hoá Việt Nam, là con gái phải giữ mình”. Anh có bay qua chơi thì cô cũng sẽ hẹn hò anh ở nơi thoáng đãng, để tránh những hành động mang tính động chạm, hôn hít, rồi đi tìm nhà nghỉ cho anh. Cứ tới giờ cơm, rồi muộn cô chưa về là bố mẹ cô lại gọi điện.
Cô bạn lấy làm bất ngờ, nói với Kate rằng “ở đất nước tôi, yêu mà không quan hệ tình dục là não có vấn đề, như bị điên”. Họ coi quan hệ tình dục là vấn đề cần thiết, càng có nhiều đối tượng “ sex partner” nghĩa là cô ấy có nhiều kỹ năng giường chiếu, hấp dẫn và thu hút đàn ông. Bạn còn nói thêm “nếu Kate ở đất nước tôi, không biết anh ý có chấp nhận cô không”. Quan hệ tình dục là một vấn đề sinh lý rất cần thiết và quan trọng, như ăn uống, đại tiểu tiện vậy.
Kate có cơ hội làm việc với những bạn nước ngoài, họ nói về tình yêu và tình dục, mà các bạn Việt Nam ai nghe cũng thấy xấu hổ: họ hướng dẫn cách quan hệ tình dục như thế nào, yêu ai thì có quan hệ tình dục không? Cách sử dụng bao cao su, họ dạy cả cách tính ngày rụng trứng để không bị dính bầu v.v… Và khi Kate quen anh người yêu, anh này có nhắc tới sex, nhưng Kate không biết gì, ú ớ ngây ngô, lớ ngớ anh ấy cười phá lên, hỏi Kate chưa quan hệ tình dục với ai bao giờ à?
Những sự rối bời trong sự tiếp nhận văn hoá truyền thống và sự mở mang kiến thức
Rồi tiếp tục đụng vào những tư tưởng khi cô lớn lên, mẹ lại nói “yêu nhiều thì sẽ bị mang tiếng”, nên cô sợ yêu nhiều. Bà và mẹ Kate thường hay răn dạy và nói về việc giữ gìn của phụ nữ, nói về màng trinh liên quan tới giá trị đạo đức, con gái mất đi rồi là không ra gì cả.
Kate đã từng theo dõi facebook của một chị, chị ấy hay nói “yêu là phải quan hệ tình dục”, “cái màng trinh không phải là giá trị đạo đức, phụ nữ nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân, như một cách thử để xem có hoà hợp với nhau không”. Và chị ấy rất ủng hộ việc sống thử trước hôn nhân, khuyên mọi người rằng “ thể nghĩ mình đã ngủ với ai đó là mình không ra gì”. “Không phải vì cái màng trinh của mình đã mất, thì ai mình cũng lang chạ được”…
Kate rất muốn được như chị ấy, dám đứng lên và phản bác lại dư luận, nhưng lạ Kate lại ở trong trạng thái “ confused – rối trí”, sợ cả việc đấy, sợ việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Cô rất sợ quan hệ tình dục, đôi khi yêu nhưng sợ quan hệ tình dục, đó cũng là lý do khiến cô yêu ai từ trước tới giờ, kể cả người nước ngoài, cô cũng chưa từng có quan hệ tình dục. Kate đã từng bị rape, và sợ mọi người biết bí mật của mình đã từng như vậy, hồi đó cô thấy kinh tởm chính bản thân mình, những cơn đau ở vùng tử cung hành hạ cô rất nhiều, đôi khi ghét bỏ nó, cô còn cấu kéo hành hạ nó.
Hiện thực về hôn nhân và tình dục qua những nguồn tin tiếp nhận
Rồi ký ức cuộc hẹn hò có mối lái từ mẹ, anh chàng đến gặp Kate cùng mấy người đàn ông khác, họ thản nhiên hút thuốc và ăn nói rất bỗ bã, nói về việc yêu ai cần phải đi nhà nghỉ, để kiểm tra xem cô ấy có sinh đẻ được không, chứ bây giờ “tịt nhiều lắm”. Tư tưởng là phụ nữ thật khổ, như một món đồ để thoả mãn, để sinh sản v.v…
Rồi khi Kate đi học, cô giáo nói tỉ lệ ly dị đang tăng lên ở VN, vì những đôi vợ chồng không có sự hoà hợp về tình dục, họ không được thử trước hôn nhân. Văn hoá dạy họ rằng phải giữ gìn, thế nọ, thế kia. Tới khi lấy nhau về thì nó lệch lạc quá. Nhưng sự thật là nguồn thông tin Kate được tiếp cận lại mang tính một chiều, nó liên quan tới vấn đề giáo dục cả nam và nữ.
Những người phụ nữ của chúng ta bị mất kết nối với tính nữ, với nước đất, mà cứ đổ lỗi cho tại vì văn hoá. Khi 1 người đàn ông thực sự yêu mình, vì mình họ sẽ tìm ra cách để hoà hợp với cả hai người. Nguyên nhân khiến phụ nữ mất nước, khô tử cung còn có nguyên nhân tới từ sự ngọt ngào: họ không nói lời ngọt ngào với nhau, khi lập gia đình thì làm việc hùng hục, hoặc cống hiến hết sức mình cho 1 cái gì đó mà quên mất thả lỏng, yêu thương bản thân.
Nét đẹp và sự ngọt ngào của phụ nữ
Và tận sâu hơn cả là phụ nữ chưa tìm thấy tình yêu trong vai trò của chính họ. Người phụ nữ được tạo hoá ban cho khả năng sinh con ở nơi tử cung – sự dung dưỡng, dưỡng nuôi, chăm sóc cũng từ đó. Bầu ngực nuôi dưỡng cả con trai và con gái. Chu kỳ kinh nguyệt giúp họ thanh lọc những máu hết hạn sử dụng để sinh ra máu mới, nhưng họ lại bị chối bỏ những điều đó: thấy kinh nguyệt là phiền phức, là bẩn, là bất tiện, ngực lớn lên là một sự nguy hiểm v.v… Họ đã thiếu yêu thương và ngọt ngào với tính nữ của mình, ngọt ngào trong chính nội tâm, chứ không phải sự phô diễn.
Kate chia sẻ rằng, bố cô vốn là một người khô như gỗ, ông được sinh ra từ người phụ nữ cũng khô như gỗ, không biết nói lời ngọt ngào với con, đôi khi còn chối bỏ chính ông vì sự không bình thường về hình dạng. Những người đàn ông Việt Nam nói chung, họ không biết nói lời ngọt ngào, không biết cách làm hài lòng, trân trọng phụ nữ, bởi họ không được dạy.
Văn hoá thơ ca lãng mạn thay đổi bởi chiến tranh và đàn áp
Trước kia, thời văn chương thơ ca vẫn còn phát triển: thanh niên quan tâm tới tinh yêu, văn chương từ Bắc tới Nam, đều nói về tình yêu văn chương đất nước, tình yêu nam nữ, “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con – Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp – Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn ” Tình yêu nằm ở sự mềm mại. Những người đàn ông chung thuỷ, nói những lời ngọt ngào với phụ nữ của mình.
Thế rồi, chiến tranh xảy ra, thay vì cầm bút viết thơ, thì họ cầm súng bắn nhau – sự bạo động, đàn áp, hung hãn, hận thù gieo mầm và phát triển trong trái tim, trong con người họ… Đất nước chúng ta là 1 đất nước về tính nữ, mà những người được sinh ra ở mảnh đất nước này, lại không mang 1 đặc tính nào của dòng nước, thay vào đó là sự hận thù. Tổ tiên của chúng ta cầm súng bắn nhau, nên con cháu phát triển chỉ toàn người gỗ, người rơm, người máu lửa, trong lòng lúc nào cũng căm thù quân giặc – mặc dù chiến tranh đã qua đi rất lâu.
Sự thay đổi về kiến trúc phong thuỷ trong nhà cửa, đô thị, đường xá cũng thay đổi toàn bộ dòng khí lưu thông trong nhà, ảnh hưởng tới dòng nước, mạch nước. Những kiến trúc cổ có sự kết hợp, có sự nghiên cứu về phong thuỷ rất kỹ lưỡng và độc đáo, nhưng mọi thứ đã thay đổi bởi sự du nhập. Khi xây nhiều phòng, lại nhỏ, dẫn tới thiếu khí, ngột ngạt, thiếu không gian cho chính bản thân mỗi người, rồi khí bị ùn tắc lại.
Sự tác động hay chất chứa quá nhiều thứ ảnh hưởng tới văn hoá, dòng chảy
Cơn đau ở bụng, dạ dày, phổi nổi lên với một trạng thái ngột thở, hiểu lầm, bối rối, giống như một ngôi nhà lớn rồi bị xây tường ngăn cách, một sự hiểu lầm “tại sao mọi người nghĩ Kate có partner – người đang sống chung”. Cô cứ ở đâu, gặp bất kỳ ai là họ luôn nghĩ cô đang sống chung với một người đàn ông nào đó.
Chạm vào một căn phòng trong buồng phổi, là một căn phòng của sự thiếu: thiếu tình thương, thiếu sự hỗ trợ, vì thiếu nên muốn nắm giữ trong lòng, trong bụng (tình cảm của mọi người, đặc biệt lòng tốt). Đồng thời ngược lại, cũng giữ những thứ cảm xúc tiêu cực (sự hận thù) – sự thù dai “sống để bụng, chết mang theo”. Càng thù hận thì bụng mình càng cương, càng đau khổ, phổi càng ngột ngạt, thiếu sự tin tưởng.
Chạm vào một căn phòng với ký ức khi cô có bạn trai, và bố mẹ đi như nói với bàn dân thiên hạ rằng “nó đã có người yêu rồi, những thằng khác không được le ve tới nữa”. Ký ức của Kate với chị bạn, chị ấy có mối tình đầu kết thúc trong đau khổ. Tới mối tình thứ hai, chị ấy hay bị anh người yêu đánh, nhất là khi anh say (bởi trong chính anh này cũng có sự tổn thương sâu sắc – từng hành hạ chính anh ta).
Anh đi nói với mọi người rằng chị ấy là loại lăng loàn, vừa mới chia tay người yêu cũ, đã đi yêu người khác rồi. Mọi người xung quanh thì nói chị ấy đã là người yêu của anh này rồi thì là của người ta luôn. Kate bị ảnh hưởng của câu chuyện này, có tư tưởng “đã yêu ai rồi, thì người đó là nguồn sống của mình, mình chỉ biết nguồn sống, người đó thôi”.
Những nỗi sợ về danh tiếng đối với phụ nữ
Trong quá trình cô yêu anh người nước ngoài, Kate có tư tưởng kiểu gì anh ấy cưới mình, rồi cô “say NO – nói không” với tất cả các anh khác, tự coi mình là hoa đã có chủ. Đụng vào một căn phòng mà mang tư tưởng văn hoá của đất nước “đã có chồng thì không được nghĩ tới ai, dù chồng có chết. Đã có người yêu thì phải chờ đợi, chỉ yêu người đó, dù người đó đi chiến tranh, đi làm xa”.
Một trạng thái bó buộc, lời dạy là “phải”, kèm theo sự sỉ nhục,điều tiếng, doạ nạt phụ nữ nếu có làm trái. Thay vì dạy dỗ bằng những lời nói đẹp đẽ, thì họ lại đưa ra hình phạt với họ, thay vì để tính nữ phát triển thì họ lại đem nhốt nó lại, đày ải nó.. Nên phụ nữ đời này tới đời khác, mang nỗi ám ảnh như cục đá ở bụng về việc phải thế này thế kia, thay vì sự tự nguyện, tự nhiên thì họ giữ mọi thứ ở trong lòng – trong bụng. Họ rất sợ mang tiếng, sự bêu rếu – sự sỉ nhục ảnh hưởng tới rất nhiều người, bố mẹ, họ hàng, tổ tiên, tiếng xấu muôn đời.
Bà nội một lần giảng dạy cho Kate rằng “là phụ nữ phải xuất giá tòng phu: ở nhà theo bố, theo chồng thì ở với chồng, có khổ cực đến mấy cũng chịu, chồng chết thì theo con, đã yêu ai thì phải chung thuỷ với họ”. Đàn ông được đa thiếp, nhưng phụ nữ chỉ được lấy 1 chồng. Những người phụ nữ nào mà mới lấy chồng, nhan sắc còn trẻ, nhưng chẳng may chồng chết, thì cũng không được phép đi bước nữa.
Những tác phẩm văn học về phụ nữ trong những giai đoạn lịch sử – tư tưởng “xuất giá tòng phu”
Kate gợi nhớ tới một tác phẩm văn học, kể về cuộc sống của 1 người phụ nữ làm dâu trong 1 gia đình giàu có, khi đó cô mới 16 tuổi. Sau cưới được 6 tháng thì chồng chết, cô ấy phải để tang chồng suốt 3 năm. Gia đình chồng là một gia đình gia giáo, khắt khe. Cô chưa kịp mang thai sinh nở, và sống chung với mẹ chồng. Người mẹ chồng này không phải là người hay đay nghiến dằn vặt, nhưng hay gia giáo, giảng dạy. Chồng bà (tức bố chồng cô) cũng mất sớm khi con trai mới 2-3 tuổi và bà ở vậy cả đời nuôi con và bà thấy tự hào về điều đó. Bà muốn cô ấy cũng phải làm điều tương tự.
Đã làm dâu nhà chồng, làm ma nhà chồng luôn. Sau đó, hết mãn tang chồng, cô có cảm mến một chàng trai là bạn của gia đình chồng, nhưng họ yêu trong lén lút, không dám để ai phát hiện, nhưng kết quả là 2 người không đến được với nhau vì tư tưởng “phụ nữ xuất giá tòng phu”. Họ không vượt qua nổi danh, khỏi áp lực dư luận, không muốn danh tiếng, bởi có quá nhiều mối ràng buộc và sự khổ tâm: danh tiếng bản thân, danh tiếng gia đình bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, rồi danh tiếng phía anh người yêu v.v…
Một cái bụng khổ của những người phụ nữ Việt Nam
Kate chạm vào tư tưởng “sinh ra là phụ nữ rất là khổ”, “yêu ai cũng không nói ra được, chỉ giữ trong lòng mình thôi”, “đã yêu ai thì mình là của người ta”. Tư tưởng “lấy chồng là phải hầu hạ, phụng sự cả gia đình nhà chồng”. Hôn nhân của những người phụ nữ quanh cô cũng đầy đau khổ: mẹ, cô, chị bạn thân… Nỗi sợ và nỗi đau về sự khổ của phụ nữ.
Tất cả sự khổ đó, tiếp nối từ đời này sang đời khác như một nét văn hoá và chất đầy ở bụng, kìm kẹp quá mà không xả bỏ hay thả lỏng chảy trôi . Mẹ cô từng nói “sinh ra là phụ nữ phải khổ, lấy chồng là khổ thì vẫn phải lấy”. Khi Kate thấy tuyệt vọng, bế tắc, đau khổ, nhưng mẹ không giang tay ôm mình, yêu mình, thương mình, mẹ coi khổ là một điều đương nhiên.
Tất cả mọi người không được dạy cách bình an đi bên cái khổ. Đôi khi còn buông những câu rất xót lòng “Con gái lấy lấy chồng là con của người ta rồi, khổ đến mấy cũng chịu”. Và là phụ nữ có thật nhiều nỗi sợ: sợ chồng bỏ, xã hội ruồng rẫy, sợ mang tiếng…
Hãy có một tấm lòng rộng lượng – một cái bụng tốt – và một vòng eo mềm mại
Toàn bộ vùng eo, vùng thắt lưng của Kate như biểu lộ rất rõ một sự căng cứng về sự mềm mại của phụ nữ. Vòng eo là nét đẹp, là đường cong mềm mại, có một sự thu hút, nhưng thay vì nó toát lên vẻ đẹp, thì chỉ thấy một sự trói buộc, chất chứa v.v…
Kate hiểu rằng “tình yêu trong hiện thực là một tình yêu mang sự thấu hiểu, bao dung, thả lỏng – cô không thay đổi được mọi thứ, nhưng khi cô hiểu thì cô có thể thay đổi bản thân, và điều này cũng sẽ giúp ích cho một số phụ nữ quanh cô, để họ yêu bản thân mình hơn, yêu cơ thể, yêu giới tính, yêu vai trò của họ, yêu cả dòng chảy văn hoá – vì họ là một nét đẹp của văn hoá”.
Thay vì chống đối, thì hãy mở lòng để hiểu và rồi chấp nhận, bao dung, buông bỏ. Phụ nữ không khổ như đã ám ảnh, văn hoá nhồi nhét từ sự than phiền của những người phụ nữ thấy mình khổ, người khác nói rằng họ khổ và họ nghĩ mình là khổ. Mọi thứ chất chứa từ đời này qua đời khác, và cứ luôn truyền miệng rằng phụ nữ là khổ, nên phụ nữ đã mặc định sinh ra là khổ, mà không hề được hiểu về giá trị, ý nghĩa và nét đẹp của bản thân họ.
Vòng eo của phụ nữ là một mạch phong thuỷ trong văn hoá mà Tạo hoá ban tặng, là nét đẹp với bao sự thu hút từ những ánh mắt. Tử cung là nơi tạo ra và nuôi dưỡng một đứa trẻ, sự duy trì giống nòi và sự tiếp nối. Hãy thuận theo dòng chảy – chính là sự chỉ dẫn của Vũ Trụ, của người thầy Tâm linh bên trong Kate, cô sẽ tìm thấy dòng chảy của mình.