Bài chia sẻ của 1 người bệnh gặp các chứng huyết áp cao, và có vấn đề về gan, đặc biệt là tim đập nhanh, nhưng mình sẽ chỉ nhấn mạnh tới thuốc trừ sâu, bia rượu đã gây ảnh hưởng gì tới người bệnh, như thế nào, khiến các nội tạng suy yếu dần!

Nếu ai đã từng làm nông nghiệp, hoặc sống cạnh những cánh đồng lúa, thật sự nhận biết rõ mùi thuốc trừ sâu. Bây giờ thuốc trừ sâu không những có trong lúa gạo, trong rau, hoa quả thậm chí còn có cả trong nấm – loại mà trồng trong các bọc phôi. Hơn nữa hoá chất cũng đã ngấm trong đất và nó lan rộng nhiều nơi.

Image by zefe wu from Pixabay 

Thuốc trừ sâu ảnh hưởng tới hệ nội tiết như thế nào?

Nói qua một chút về chất dioxin – mà nhiều bạn hay gọi là chất độc màu da cam, đã gây rất nhiều tổn hại tới các gia đình về mặt tinh thần, vật chất, tương lai…mà ảnh hưởng từ chiến tranh. Thì thuốc trừ sâu cũng ảnh hưởng gần như vậy, chẳng qua nó không rõ nét.

Khi nhóm thiền cùng mình trải qua vài buổi đặt tay để xả về thực phẩm, liên quan tới rau củ quả mà nguồn gốc từ những nơi trôi nổi như ngoài chợ, nhóm đã rất kinh hãi khi cảm nhận hơi thở như phả ra mùi thuốc trừ sâu, cảm nhận như rất nhiều nơi trên cơ thể như đang bốc mùi đó.

Những vùng ảnh hưởng rất lớn là đầu (tuyến yên), răng, hàm, cứng cổ vai gáy, mệt tim phổi, đau thận bởi tồn đọng cả đạm trong phân bón, rồi vùng tử cung đau. Đặc biệt, trạng thái thiếu sinh khí, vùng dạ dày cứng đơ, có bạn còn cảm nhận cả mùi dioxin (tất nhiên bởi bạn ấy hay làm việc với hoá chất nên bạn nhận biết được nó).

Image by Ulrike Leone from Pixabay 

Những biểu hiện của người huyết áp cao, nội tạng yếu

Trở lại với ca đặt tay men gan cao, tình trạng đầu tiên khi mình đặt vào là buốt đầu, cảm giác như buốt tới óc ấy, hơi thở ngắn, tim đập nhanh. Mình chạm vào trạng thái không còn minh mẫn của người bệnh, sự không minh mẫn này đến từ rất nhiều nguồn: chất kích thích (rượu bia), chán đời, quá nhiều chỉ trích trong đầu. Người bệnh vốn giờ trí nhớ không còn tốt, lời nói đôi khi lộn xộn, quyết định cũng kém, gần như không có mạnh về việc đưa ra quyết định và sự tập trung.

Trạng thái phổi thiếu khí thở bởi sự tổn hại đến từ rất nhiều nguồn: tồn đọng của hoá chất, nạp khí thuốc trừ sâu trên những cánh đồng lúa. Thêm nữa là sự thiếu trong cuộc sống: thiếu tiền, thiếu tình yêu thương, thiếu sự thấu hiểu, thiếu sự hậu thuẫn, thiếu niềm tin v.v…

Image by InspiredImages from Pixabay
Image by InspiredImages from Pixabay

Một trái tim đập nhanh đầy thương tổn

Vùng ngực như thiếu hơi thở kèm theo trạng thái tim đập nhanh, cảm nhận rất rõ việc người này đã bị chối bỏ bản thân rất lớn. Gia đình chối bỏ từ bạn đời, con cái, họ hàng… Người bệnh gần như rất ít bạn thân. Mà tổn thương lớn nhất đó là không được sự hậu thuẫn, công nhận, yêu thương từ gia đình. Trạng thái này đã diễn ra từ rất lâu, khiến trái tim yếu dần và không còn mạnh mẽ, đam mê, nhiệt huyết với bản thân, với công việc, cuộc sống.

Khi trống vắng cô đơn, họ tìm tới chất kích thích, đến từ các nhóm hội nhậu, đem lại cho họ niềm vui, sự tung hô của những người trong bàn nhậu với nhau. Ngoài ra, bàn nhậu cho họ cảm giác đủ đầy sung sướng về vật chất: đồ ăn ngon, bạn hợp cạ. Rượu vào lời ra, được thể rất nhiều thứ được trút bầu tâm sự… nhưng tâm sự đó như một “kẻ nào đó bên trong họ nói”, sự nói không trong trạng thái tỉnh táo, tự chủ, nó khiến vùng cổ cứng đờ, gây ra chứng đau cổ vai gáy thường xuyên. Thực tế việc tiếp nhận rượu nhiều một phần ảnh hưởng tới đường tiêu hoá, miễn dịch và hô hấp, khiến khí lạnh đi vào người dễ hơn.

Image by bridgesward from Pixabay
Image by bridgesward from Pixabay

Sự thiếu kiểm soát trong ăn uống

Tiếp đó, đụng vào một trạng thái cứng đờ của vùng dạ dày, một cái bụng rất to với rất nhiều dịch. Hình ảnh một người ăn thường xuyên, phải dùng từ “ham ăn, ăn như chết đói, như ai cướp mất đồ ăn”. Ăn trong trạng thái không minh mẫn, không tự chủ: ăn không để ý tới ai, chỉ nghĩ tới mình, cứ chọn miếng ngon nhất thì ăn, không để ý tới việc để phần ai cái gì, ăn như để thoả mãn sự thèm khát của bản thân. Chán cũng ăn, rảnh cũng ăn, buồn cũng ăn, vui cũng ăn….

Người này đã mất sự tự chủ trong ăn uống, nghĩa là bây giờ bạn có bảo họ phải bớt ham ăn, bớt uống rượu bia đi là rất khó. Chưa nói tới việc họ đã mất tự chủ cả trong các mối quan hệ gia đình và tài chính. Đây là một người đã tổn thương vùng luân xa 3 rất nhiều, và gần như nó đang khá tệ.

Luân xa 3 – sự tự chủ trong bản thân, trong các mối quan hệ, trong tiền bạc, vật chất, công việc.

Vốn tuổi thơ không mấy tự lực, phần lớn được giúp đỡ từ người khác, được chăm bẵm nên hình thành thói quen hưởng thụ. Khi kết hôn, với nhiều áp lực và biến động, họ không đủ mạnh mẽ để gánh vác, xông pha. Lại thêm cái tôi cao từ việc được nuông chiều “mình là quan trọng”, nên họ rất sợ thất bại, rất sợ bị phủ nhận. Lâu dần họ có xu hướng muốn kiểm soát người khác, nhưng khi không có gì (uy quyền, vị thế, tiền bạc), họ trở nên tự ti, bảo thủ. Thực tế đây là một người thiếu lửa động lực, bởi người bạn đời của họ quá nhiều lửa rồi.

Họ bị phủ nhận sau những thất bại, bị nói xấu, chê trách, người thân không chấp nhận, bao dung với họ, lâu dần họ cũng không bao dung với chính mình, khiến vùng luân xa 3 cứng đờ. Họ không biết họ có ý nghĩ gì trong cuộc đời “tôi là ai, tôi thuộc về đâu”, và cứ trôi nổi trong xã hội mà quá nhiều đòi hỏi với họ, bản thân họ chưa đủ lửa, động lực để thích ứng, hành động.

Hãy ngừng đòi hỏi về người khác khi chính bản thân bạn còn chưa hiểu bạn

Khi chạm vào vùng này, mình biết rất nhiều người xung quanh người này đã đòi hỏi rất nhiều từ họ. Nhưng chúng ta nên nhớ 1 điều, chúng ta không thể dùng ý chí của mình để áp lên người khác. Tự hỏi một ai đó bảo bạn phải chăm chỉ hơn, liệu bạn có làm được ngay không? Giống như chúng ta không thể lấy tư duy giải toán của 1 bạn lớp 1, rồi yêu cầu bạn ấy đi giải 1 bài toán lớp 5 được. Nên hãy ngừng phán xét và bảo họ phải thế này thế khác, điều này tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chưa nói người nghiện rượu, nghiện ăn không mấy dễ gì vượt qua được cám dỗ, bởi đó là những thứ bày ra hàng ngày và không thể thiếu trong văn hoá.

Cái bụng rất to, như trương phềnh lên, chạm vào trạng thái lá gan bị sưng, đặc biệt sinh ra rất nhiều dịch. Dịch này tràn ra khiến cái bụng rất to. Lúc này mùi thuốc trừ sâu bắt đầu sực lên. Thuốc trừ sâu khiến dạ dày cứng đơ, chính xác là nó làm yếu dần hệ tiêu hoá. Gan, lá lách cùng tham gia vào quá trình lọc này, rồi lâu dần chúng gàn suy kiệt và yếu đi. Khi nội tạng yếu đi, các bộ phận tích tụ nhiều độc tố làm vi khuẩn, virus tập trung và sinh sôi. Thừa dịp đó, nó thừa dịp tấn công, sinh bệnh ở rất nhiều nơi, dịch đờm bắt đầu nhiều lên, chen lấn không gian vùng bụng.

Image by Free-Photos from Pixabay
Image by Free-Photos from Pixabay

Rượu bia có chứa thuốc trừ sâu?

Thuốc trừ sâu này có trong lúa gạo, trong rau cỏ, hoa quả hàng ngày họ tiêu thụ. Vốn gia đình không có khái niệm đồ hữu cơ, tự nhiên, nên thường ăn đồ chợ. Ngoài ra, người bệnh còn rất hay ăn đậu phụ, loại rất nhiều chất nén cứng đờ ngoài chợ, và có nguồn gốc GMO. Thêm nữa còn thích và thường ăn những món khá không phù hợp với người tạng hàn: cà muối, nước đá, vịt gà và những động vật 4 chân không nên ăn (chó mèo).

Nhưng một điều đặc biệt nữa là rượu mà người bệnh tiêu thụ cũng chứa đầy thuốc trừ sâu. Họ đã tiêu thụ một lượng rất lớn mỗi ngày, gần như nội tạng đang suy. Chạm vao chứng đau cả vùng thận, cột sống. Đây không phải là một người nát rượu, nhưng nhiều yếu tố trong xã hội, cuộc sống, tâm lý, khiến họ đã uống thường xuyên và nhiều hơn trong bữa ăn.

Chưa nói tới xuất phát tâm từ và quá trình sản xuất bia rượu. Những lòng tham, những cơn nghiện, sự sân si, bạo lực, thực phẩm không tốt, quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm v.v… Tất cả những điều đó đều tích tụ ở trong rượu và đi vào người bệnh.

Image by Peggy und Marco Lachmann-Anke from Pixabay
Image by Peggy und Marco Lachmann-Anke from Pixabay

Sự mệt mỏi của nội tạng trong quá trình tiêu thụ hoá chất và bia rượu

Đồ ăn thức uống khiến hệ tiêu hoá và lọc trong cơ thể bị yếu đi, cứng đờ, gây trạng thái tắc nghẽn, người trở nên ì ạch, xương cốt rệu rạo, chậm chạp. Đặc biệt, dây thần kinh ở trạng thái đơ, nghĩa là phản ứng kém. Đó là lý do một phần người bệnh hay có trạng thái cứng xương khớp, hoặc đau các khớp chân, tay, đặc biệt đau lắt lưng, không ngồi được lâu mà thường nằm, thận của họ cũng đã khá yếu.

Gan bị tổn thương cả về mặt tinh thần, cảm xúc, đồ ăn thức uống. Sinh ra với trạng thái thiếu lửa, khi trải nghiệm cuộc sống không gặp người hiểu mình (ở đây chỉ đến khía cạnh người bạn đời), khiến gan vốn yếu lại càng yếu hơn (có thể dùng từ “vốn sinh ra, đã thấy cuộc đời có vấn đề về gan”). Rất nhiều sự dồn nén ở đây, cứ ngày qua ngày, tích tụ lại, gây ra rất nhiều chất độc cho gan, những cảm xúc uất ức không biết nói cùng ai, ai hiểu.

Sẽ chẳng ai nghe họ nói, bởi một vài sai lầm, sự thất bại, và từ chính người thân cũng không công nhận, khiến họ mất niềm tin lớn vào mọi thứ.

Image-by-DarkmoonArt_de-from-Pixabay

Nghiệp quả và sự tu tập

Tiếp đó chạm vào một phần nghiệp quả từ sai lầm của người bệnh: tham lam, trù ẻo, lợi dụng, nói dối…. Nghiệp tích nghiệp. Nhưng người bệnh không phải là một người tu nên khi chạm vào điều này, mình chỉ có thể chia sẻ với người đưa họ đến đặt tay rằng: người nhà cần tu tập, một ai đó trong gia đình, để chuyển hoá bớt nghiệp quả, cần làm nhiều việc thiện, ít nhất là cần giảm bớt sự tham lam, trù ẻo, lừa gạt… Làm việc thiện hồi hướng họ. Hiểu sâu sắc hơn là 1 người trong gia đình tu, để cả gia đình có thể tương tác được năng lượng tu tập này, mà chủ yếu hướng tới người bệnh hơn.

Và một điều đặc biệt quan trọng, đó là hãy chuyển sang thực phẩm tự nhiên, không được trồng với thuốc trừ sâu để giảm tải cho gan, thận, phổi của họ. Cơ thể họ rất dễ nhiễm hàn lạnh, nên cần sử dụng bếp củi, phơi nắng ấm, ngoài ra cần đi lại nhiều hơn để giúp thông thoáng chân. Hướng dẫn họ hít thở thư giãn để giúp thông thoáng vùng ngực, khí lưu thông cho người ấm dần.

Hãy bắt đầu từ việc trồng vườn, khôi phục lại nông nghiệp. Đây là một thử thách với người thân, trồng trọt để tự cung tự cấp. Cũng là một phần nghiệp quả đã gây ra với đất. mạch nước.

Image by Dhamma Medicine from Pixabay
Image by Dhamma Medicine from Pixabay

Sự ý thức để bảo vệ, tu tập cho bản thân, cho gia đình

Sẽ rất khó để bảo họ ngừng ăn, ngừng uống rượu, điều này phụ thuộc rất lớn vào gia đình, giúp họ ngăn ngừa được những thứ ham muốn bày ra trước mắt. Ngoài ra, sự tức giận u uất rất không tốt cho gan, chính vì vậy mà người thân cũng nên nhận biết để không sân si với người bệnh, sẽ không giúp được gì cho họ, lại khiến họ bị nặng hơn.

Đây là 1 ca bệnh không mấy thuận lợi, bởi bản thân gia đình không có hiểu về hướng trồng trọt hữu cơ, chưa nói là không mấy hứng thú, chưa nói đã bỏ nông nghiệp, không có mấy am hiểu về tâm linh . Không hề để ý tới việc con người ảnh hưởng tới phong thuỷ và ý nghĩa của việc tu tập thiền định như thế nào.

Mình chia sẻ ở đây, để nếu bạn nào mà có người thân mắc chứng bệnh tương tự, nếu bạn thật sự muốn giúp người thân của mình, bạn có thể trồng trọt, có thể cung cấp thực phẩm, hướng dẫn và có sự tu tập, thì hãy làm luôn, từ hôm nay!

Giúp đỡ một ai đó cũng là giúp đỡ chính mình

Đây cũng là một phần rất ý nghĩa, đem lại sự lợi lạc cho bạn trong quá trình healing chính bạn, khôi phục lại nguồn đất, cũng như chính dòng chảy và sức khoẻ của bạn! Bạn làm điều có ý nghĩa, cuộc đời bạn trở nên ý nghĩa hơn! Đừng nghĩ việc của bạn, bạn mới care, nhất là khi người thân thì càng nên chú ý tới việc này, nhưng cũng không quá bám chấp vào đó gây đau khổ! Muốn hồi hướng cho người khác, thì chính bản thân mình cần chuyển hoá trước!

Khi chạm vào bụng và cơ thể mệt nhọc, mình cảm nhận nếu người bệnh không kiêng khem sẽ dễ dẫn tới bệnh xơ gan cổ trướng, hiện tại đang có dấu hiệu đái ra máu (thật ra đây là 1 kiểu xả của nội tạng), nhưng xả theo cách này là khá báo động với nội tạng, cơ thể.

Image by Tumisu from Pixabay

Trợ duyên cho người bệnh

Nói thêm một chút về việc vì sao người nhà nên giúp đỡ người bệnh, cũng như trợ duyên giúp họ để cai những thứ gây hại. Chẳng hạn như lấy rượu bia, những thứ này có mùi men rất lớn, như mồi nhử, nếu người bệnh thường ngửi thấy mùi này, thì cơn thèm thuồng bên họ sẽ khiến họ vật lộn.

Những người trong gia đình, nếu có một ai đó cũng tiêu thụ rượu bia, mặc dù không uống trước mặt hoặc cùng người bệnh, mà người đó uống ở bên ngoài chẳng hạn, khi trở về nhà gặp người bệnh, thì đây là mồi nhử khiến thứ “ma men” trong người bệnh hành hạ họ. Nói đến đây chắc mọi người sẽ hiểu vì sao 1 người bị bệnh mà gần như nếu có sự hiểu về điều này, sẽ thay đổi cả gia đình, hoặc một người tiêu thụ hoặc có cảm xúc, tư tưởng tiêu cực, sẽ ảnh hưởng tới cả gia đình.

Muốn một người cai rượu bia, người nhà cũng cùng nhau dừng sử dụng sản phẩm từ rượu bia, dừng ngay việc tích trữ rượu bia trong nhà, đây là một việc làm rất cần thiết!

Image by Silentpilot from Pixabay

Tránh xa rượu bia và những mồi nhử gây lên bệnh tật

Vốn sống trong cộng đồng, tập thể xã hội, chúng ta cũng nên trợ duyên để người bệnh, người nhà không tiếp xúc với những nơi có mồi nhử như vậy, hạn chế thậm chí ngăn ngừa để họ gặp gỡ những người bạn có cái “mùi nhử” đó. Nếu không người bệnh sẽ rất khó cai được, trừ khi người bệnh cực kỳ quyết tâm (nhưng thường cái này rất khó, bởi khi họ đã bị yếu thì rất cần sự trợ duyên).

Tương tự trong những trường hợp khác, mà người thân cần kiêng một số thực phẩm như: thịt cá, hải sản… thì chúng ta cũng nên tránh cho họ. Yêu thương thể hiện qua khía cạnh này đây là sự buông bỏ và đồng hành cùng nhau qua hoạn nạn. Yêu thương trọn vẹn trong nghiệp quả! Chúng ta hoàn toàn có thể có chế độ ăn phù hợp đồng hành cùng người bệnh, chứ không phải với suy nghĩ “mình kiêng cùng họ thì mình thiếu chất mất, đó chỉ là một sự biện hộ cho việc không muốn đồng hành cùng nhau và bộc lộ của lòng tham, phải không?