Buổi đặt tay với tình trạng đau cuống tim, đau phổi, đau ức lá lách, thận. Ngoài ra bạn còn gặp tình trạng trĩ, có khối u ở hậu môn. Và hãy cùng trải nghiệm khi bạn healing và đụng vào những điều gì nhé!
Vừa mới bắt đầu ở trạng thái thở và đặt tay, chúng tôi đã cảm nhận cơn đau ở phổi, thận, đầu nặng như kéo trùn xuống, cơn đau ở tim và ức là nặng nhất.
Cơn đau ở tim và sự tồn động hoá chất trong những đồ ăn
Chạm vào cơn đau ở tim: cảm nhận như có 1 lớp màng bao quanh nó, làm trái tim nghẹt thở, như bị bó, trói lại. Bạn đụng vào ký ức khi còn nhỏ, đi học và thường ăn quà vặt ở trường, với những thực phẩm chứa nhiều ớt bột, đồ chiên, đồ có màu vàng đỏ, những món trông như cá chiên.
Khi chạm sâu vào hình dạng những con cá đó, bạn không khỏi rùng mình, nó như cá nhân tạo, người ta làm gia vị của cá vào một chất bột nào đó, rồi tạo hình thành cá. Cảm nhận như thứ dai dai, nhưng toàn bằng xốp và nhựa trộn cùng phần ít thịt cá, nó ngon bởi phần gia vị nhân tạo. Những gói đồ ăn đó toàn chữ Tàu, và đầy tạp chất được trộn vào.
Bạn nhớ tới kỷ niệm lần đi chơi, mua mực về ăn, đem đi biếu, rồi vài ngày sau phát hiện sản phẩm đó có giòi. Bạn đã ăn rất thích thú và coi nó rất ngon lành. Những mảng tồn đọng trong tim, như những tường rêu, lớp nấm mốc, đóng xanh lại. Sự rùng mình khi nhìn lại chuỗi quy trình làm đồ ăn bên ngoài rất bẩn, mất vệ sinh, những nơi mà bạn đã ăn.
Ký ức bạn ở trong các quán bia hơi: chạm vào văn hoá coi người phục vụ không ra gì, ít được tôn trọng. Nghĩ mình là khách, mình có quyền hống hách, nói khó nghe với họ. Trong quán bia có nhiều người chửi bới nhân viên phục vụ, nhiều nhân viên rất bức xúc, tìm cách trả thù. Có những người họ nhổ nước bọt hoặc đái vào bia. Trong bia, trong thực phẩm mà họ bưng ra cho chúng ta ăn, chứa đầy dẫy sự hận thù, trả đũa, nguyền rủa nhau.
Ảnh hưởng của chất gây nghiện (shisha, cafe) và sự mệt nhọc của trái tim
Chúng ta ngoài bị ảnh hưởng của gia vị, hoá chất đồ ăn, nhưng người chế biến đồ ăn cũng chịu áp lực, bức xúc từ công việc, khách hàng, nên đồ ăn cũng mang năng lượng nặng nề. Lớp đọng ở phía trên ở cuống tim, như các lớp đá: bạn gợi về đồ ăn đường phố: ô nhiễm từ gia vị, môi trường, vật dụng tới tâm trạng v.v.. Ngoài ra nó còn là sự lắng đọng của việc bạn đã từng nghiện nặng cafe, shisha.
Tiếp đó nổi lên trạng thái tiến thoái lưỡng nan khi cơn đau của tim vẫn đang thúc giục, một lớp màng nhìn bên ngoài thì mỏng, nhưng bên trong thì chắc, làm trái tim khó co bóp, như đá tảng đè nặng xuống tim. Cơn đau như những sợi chỉ chạy xuống phía dưới. Bạn cảm nhận khối đá này là tập hợp của rất nhiều hoá chất có trong cafe và shisha. Trái tim không đủ sức để đưa khối đá này được, rất mệt, hoạt động yếu, nó đã tích tụ từ rất lâu trong quá trình bạn sử dụng và lắng đọng ở tim.
Trầm cảm và u uất trong những khuôn phép – những lý do đưa đẩy tới những cuộc vui quên mình
Một trận xả ồ ạt ra quanh bạn, cảm nhận trong trường hào quang của bạn bốc đủ thứ xám, đen, về thân vật lý thì mũi xả nước, mệt đầu như trạng thái của người bị xoang (và bạn đã từng bị xoang khá nặng). Thời điểm bạn trầm cảm, bạn thường đi bar, hút shisha, đi du lịch, muốn về nhà, có khi thuê nhà bên ngoài ngủ, đêm nào cũng đi bar.
Những thứ khuôn phép, kỳ vọng của mọi người, áp lực tới từ cuộc sống, từ gia đình. Việc không được bố mẹ hiểu, nghe bố mẹ trách mắng, rồi giận hờn nhau, một cảm giác không hạnh phúc từ gia đình khiến bạn luôn thấy chán đời và dần dần rơi vào trạng thái trầm cảm, tìm tới những thứ để bản thân tiêu khiển.
Lối sống ăn uống ảnh hưởng như thế nào tới đường tiêu hoá
Bạn lại tiếp tục chạm vào những lối sống ăn uống không mấy vệ sinh: hay ăn bún chả, với những thớ thịt, gia vị mất vệ sinh, mà ở những nơi đó ruồi muỗi, nhặng bu bám vào. Những thứ họ bày bán ngoài chợ, cùng những món dưa muối, rau sống, đôi khi mua về, cứ thế ăn, hoặc rau sống rửa qua loa và ăn luôn.
Mô hình chợ truyền thống rất mất vệ sinh, bẩn và có nhiều mùi hôi. Có những khu trợ bước chân vào đã thấy khó thở. Những dòng nước chảy bốc mùi hôi thối, dù có tránh xa cũng ngửi thấy mùi rác. Xú khí ở chợ nén lại hết ở phổi, đầu, mọi thứ tiếp nhận qua đường mũi, mũi tổn thương rất lớn..
Tim nổi cơn đau ở tâm nhĩ trái, mùi mắm tôm tự dưng xộc lên khiến bạn cảm nhận rất rõ. Bạn thường ăn nhiều loại mắm: cua, tôm, tép… các thể loại. Hồi cấp, bạn còn ăn thịt chó, mắm tôm, đây là một văn hoá thường có ở miền Bắc, món ăn này ai cũng thấy rất ngon, từ dồi, thịt, tới món giả cầy gì đó. Tới khi có em, em bạn xem phim chú chó Hachiko của Nhật, và từ đó em bạn nhất quyết không ăn thịt chó và trứng vịt nữa, và bạn cũng ảnh hưởng theo.
Ăn tươi và văn hoá giết mổ
Nhà bạn đã từng còn nuôi vịt trên sân thượng, mùi thối um, bạn gợi nhớ tới món tiết canh (cả tiết canh lợn, tiết canh vịt), đây là một sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, họ hay ăn đồ sống, ăn như vậy mới tươi, mới trường thọ. Bản chất nền ẩm thực văn hoá Việt là “ăn chín uống sôi”. Khi ẩm thực và cách chế biến của người Hoa được du nhập vào Việt Nam, mọi người thưởng thức, thấy ngon và bị nghiện những món này, khi dính mắc và ngon thì họ sẽ nói trong sự biện hộ.
Ký ức trong các đám giỗ, giết mổ gà, vịt, lợn, chó. Trước khi giết gà, mọi người thường nói “để tao hoá kiếp cho mày nhé”, nhưng việc này làm bạn cực kỳ sợ, không dám làm. Cảm nhận như mình đang giết cái gì đó, với ánh mắt nhìn mình, với trạng thái chuyển động, giãy dụa, kêu gào, tấn công lại…
Câu nói hóa kiếp như một sự ngụy biện cho hành động đang giết chóc của mình. Việc hoá kiếp là diễn ra theo đúng tuần hoàn sinh tử của nó, tự chết thì mới ăn thịt, còn việc giết này để lại nghiệp cho chính họ, cho con cái, cho vùng đất của họ.
Cảm nhận của bạn về văn hoá giết mổ
Bạn chia sẻ, phong tục giết mổ trong ngày lễ, giỗ chạp ở văn hoá là 1 hành động không nên. Như tạo nghiệp cho đất nước, cho vùng đất, cho gia đình, cho chính mình vậy. Ngày lễ Tết, mùa xuân là Tết đầu năm – ngày mình tránh vay mượn, giết mổ, kiêng kỵ nhiều thứ – sẽ ảnh hưởng tới cả năm.
Không khí Tết, ai cũng có sự vui mừng, năng lượng tươi đẹp, nhưng tới mồng 2, mồng 3, tết xuân rực rỡ, nhưng chúng ta lại chúc tụng nhau bằng việc giết mổ: chung đụng gà, lợn, để lại nghiệp lớn, phá đi năng lượng rực rỡ trong thời điểm của mùa xuân. Bạn cũng hiểu vì nhiều nơi họ hay sử dụng thịt đông để ăn qua nhiều ngày Tết, rồi việc gói bánh Chưng để dự trữ đồ ăn. Hơn cả bạn gợi nhớ về việc giết mổ và phơi thịt của người Hoa, họ tích trữ để ăn trong thời gian dài.
Ai cũng nguỵ biện – hãy nhìn mọi thứ như nó vốn là, đó là văn hoá
Chúng ta có sự ngụy biện: thịt động vật ngon khi con vật vừa giết xong và ăn luôn, vì nó còn tươi. Thịt đông lạnh là không còn tươi, là mất chất. Sự ngụy biện ngăn cản chúng ta tới việc tiến hoá tốt hơn. Mọi người luôn nói, thịt đông lạnh – điều kiện nhiệt độ đã làm cho vi khuẩn chết hết rồi, tới khi lưu thông trên thị trường luôn đảm bảo. Bạn gợi về việc tiêu thụ thịt ở chợ, họ để cả ngày ngoài trời đã bắt đầu phân huỷ, bốc mùi, khi đưa vào tủ lạnh cũng rất mất vệ sinh, rồi hôm sau đem đi bán tiếp, cứ phân rã, rồi lại đem ướp và tiêu thụ tiếp.
Sự ngụy biện đến từ bản ngã, lòng tham, họ không chịu đón nhận mặt trái và lòng tham của mình. Dân ta có kiểu nuôi các con vật rồi mổ chính nó để phục vụ lòng tham của mình. Họ nói rằng cả năm nuôi được con lợn, con gà, cũng chỉ để mình hưởng thụ, được ăn ngon.
Những ám ảnh về danh vọng đè nặng lên các thế hệ, lên mọi thứ
Rồi bạn gợi tới việc bố mẹ nuôi 1 đứa con, sau đó có tư tưởng thu hoạch, phải đền đáp. Nuôi chúng mày lớn bằng từng này phải trả ơn công lao qua việc: làm rạng danh bố mẹ, tổ tiên, đưa tiền mỗi tháng, đóng góp, xây dựng cái này cái kia cho gia đình v.v… Thực tâm đứa con nào cũng luôn hướng về gia đình với tình yêu trong nó, nhưng khi nó trở thành áp lực và đòi hỏi thì nó lại biến tướng thành một cảm xúc hoàn toàn khác.
Và sự đòi hỏi này cứ truyền từ người này qua người kia, sự ảnh hưởng đám đông, so sánh, khoe khoang của con cái tác động tới những người bố mẹ. Bạn đã thấy rất đau lòng khi bố mẹ bạn kỳ vọng bạn phải đưa tiền cho họ, xây nhà sửa sang cho họ. Nó như một gánh nặng, một sự trói buộc trái tim với những đam mê, khát khao tự do và làm những thứ của bản thân.
Dường như mọi người sống chỉ vì vẻ bề ngoài, về danh, về những buổi tiệc với nhiều đồ ăn ngon lành, rồi khoe khoang đủ thứ. Tất cả mọi thứ đều xuất phát từ cái nghèo, từ sự thiếu thốn và mong muốn khát khao giàu sang, đổi đời. “Phú quý sinh lễ nghĩa” – khi có điều kiện hơn, nhiều thứ phát sinh, cũng sinh ra nhiều hệ luỵ.
Cái nghèo và sự thiếu thốn, sự phân cấp xã hội
Chúng ta có những nền văn hoá sao chép, so sánh, hình mẫu người này người kia. Khi viết cũng vậy, hãy viết bằng suy nghĩ của mình chứ không chép nguyên xi của văn mẫu. Có tình cảm, cảm nhận của bản thân, nhưng nền giáo dục của chúng ta thay vì khơi gợi thì đưa luôn những ý của giáo viên, và học sinh chỉ đón nhận ý đó mà ít sáng tạo, ít có cảm xúc trong một tác phẩm.
Chúng ta đã sống qua nhiều thế hệ chạy theo việc thoát nghèo, thoát khổ, so sánh và vươn tới, nên chúng ta đã đánh mất cảm xúc trong mình, không biết mình sống để làm gì, mà luôn thấy sống để phục vụ. Lòng tham làm chúng ta bị u mê, khó phân biệt được cái gì là đúng, sai, đâu là tiến hoá, mặc dù chúng ta được dạy ở trong trường, nhưng chúng ta lại hay tìm sự ngụy biện.
Ý nghĩa của buổi healing đối với bạn
- Chúng ta không lựa chọn được điều kiện sống tốt nhất, nhưng chúng ta có thể lựa chọn được thực phẩm thanh nhẹ đi vào cơ thể.
- Hãy ăn uống 1 cách healthy, ăn với sự thanh khiết của đất trời, chứ không phải ăn vì sinh tồn, thời đại bây giờ không phải là thời đại ăn vì sinh tồn, không phải quá thiếu thốn tới đói ăn như ngày xưa. Quan điểm ăn bất kỳ con vật nào mình nuôi là ăn để sinh tồn, bởi dân tộc mình trải qua những giai đoạn khốc liệt để sinh tồn, nhưng bây giờ chuyển sang giai đoạn khác rồi, nếu giữ thói quen đó sẽ tạo nghiệp. Bây giờ hãy chỉ ăn như thưởng thức. Ăn thịt kèm gia vị dễ gây nghiện, đặc biệt hoá chất, tạo ra trạng thái đánh lừa vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác (qua truyền thông, truyền miệng…), dần dần chúng ta mất đi những thứ bản năng rất cơ bản của bản thân.
- Hãy cứ ăn và thưởng thức 1 cách thoải mái, nhưng đừng cảm thấy tội lỗi với cơ thể mình: ăn vào mà nghĩ là tội lỗi, đã tạo ra sự nặng nề cho cơ thể. Làm sạch tâm trí của mình.
- Những cơn xả lạnh trong người như 1 mạch năng lượng giết mổ, xác chết trong người, xác chết của các con vật ở trong người mình, mình như một nấm mồ nếu tiêu thụ nhiều thịt. Bạn hiểu về trạng thái đám ma, văn hoá làm đám ma ở đất nước mình: cứ mỗi lần làm đám ma, chúng ta giết mổ, trong khi xác chết của người chết tạo ra nhiều khí lạnh. Ai đi viếng dính nhiều khí lạnh, rồi ám luôn khí lạnh ở đám ma, và lạnh dính vào người. Chưa kể có những ngày 49 ngày, tuần đầu, 1 năm, giỗ, bốc dọn… lại giết mổ, tích 1 loạt nghiệp, khí lạnh trong gia đình, bản thân. Những người ốm, yếu không nên tới những chỗ này (hiểu về văn hoá vì sao người ốm, người bị bệnh (ung thư, u), phụ nữ mới sinh, trẻ sơ sinh, phụ nữ có bầu không nên tới những nơi có năng lượng u uất, lạnh lẽo.
- Nhớ về văn hoá trong Đạo Bụt: họ không có thắp hương nhiều, không có hòm công đức, mà bát nhang của họ rất nhỏ. Văn hoá trong đám ma, đám giỗ giết mổ là không tốt, tổ chức linh đình nói để tưởng nhớ các cụ, con cháu đoàn tụ, nhưng vô tình lại bu kéo rất nhiều năng lượng trược tới gia đình, chưa nói tới việc cỗ bàn nhiều gia đình con cháu thường xích mích, đánh cãi chửi nhau, bình luận rồi chê bai. Thật sự điều này có giúp những vong hồn của tổ tiên, linh hồn vãng lai siêu thoát?
- Bạn hiểu hơn và nhận ra nghiệp của gia đình, đất nước rất lớn, mỗi người cần thay đổi từ trong tâm, trong bản thân để họ có thể thực sự đi vào sâu bên trong mình. Hãy healing từng cá nhân, từng cá nhân lại lan tỏa tới số ít người xung quanh, rồi sẽ có những nhóm người thay đổi.