(Tiếp phần 1)

Sự từ mặt của Vua cha và khởi đầu cuộc sống mới

Nhà vua sau khi nghe tin, rất giận giữ. Ngài tức tốc truyền chiếu chỉ không cho Dung về cung, thậm chí từ mặt Công Chúa. Dung hiểu chuyện, nhưng vẫn bình thản.  Nàng vốn rất cá tính, có lập trường, chính kiến. Dung và Tử quyết định chuyển tới vùng đất khác sống, tránh điều tiếng của mọi người. 

Lúc mới ở cùng, Tử khá bẽn lẽn. Phong thái lúc nào cũng như kẻ đầy tớ, lom khom cạnh Dung. Nhưng với sự mềm mỏng, khéo léo của Dung, cô nói “đã là vợ chồng, còn thân phận cao thấp gì nữa, em cũng chỉ là một cô gái bình thường”. Nàng muốn có một người chồng bình thường, mong có cuộc sống giản dị như bao người dân quanh đây. Dần dần chàng Tử cũng thấy thoải mái hơn, cách dẫn dắt của Dung giúp cậu thích nghi với lối sống cùng mọi người  quanh. 

Thời gian đầu, Tử mặc quần áo không quen, nhưng sau dần, cậu cảm thấy tự tin và hòa nhập với hơn. Dung dạy Tử chữ, con số, rồi tính toán. Trong lúc đi bắt cá, hay đem những loại củ quả thu lượm, cậu có thể giao dịch được, bằng những đồng tiền xu, khác hẳn trước kia, cậu chỉ trao đổi một cách rất thô sơ. 

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Quang Nguyen vinh từ Pixabay

 

Người tiên phong trong giao dịch buôn bán ở một vùng đất

Dung là người dần hình thành lên chợ và đưa tiền xu tới mọi người. Đầu tiên là một cái chợ nhỏ, sau khi được Dung hướng dẫn cách buôn bán, dần dần tấp nập hơn. Cảm giác lúc này mọi người coi Dung và Tử là chủ chợ, là người tiên phong một lối sống, một giao dịch mới.

Một ngày, Dung nói với Tử, hãy đi ngao du ra những vùng xa hơn, để buôn bán, kết thương nhiều hơn, sẽ có nhiều mối làm ăn, đồng thời cũng mở rộng quan hệ. Tử nghe theo vợ. Cảm giác cô vợ là người vạch ra những đường lối, bằng sự sắc sảo, nhạy bén của mình, lên cuộc sống vợ chồng khấm khá hơn. Tử vốn ngây thơ, thật thà, có cô vợ như vậy, chàng rất lấy làm vui và tin tưởng vợ. 

Tử cùng đoàn người đi buôn xa, trên những con sông lớn. Một ngày, thuyền buôn đi qua những mỏm núi đá. Trên 1 mỏm đá cao có 1 cái mái vòm, trông như cái cầu nối qua sông. Mọi người quyết định dừng thuyền ở đây nghỉ ngơi.

Tử nói mọi người đợi cậu ở dưới, cậu trèo lên đó xem sao. Lên tới nơi, cậu nhìn thấy một ông già, đầu trọc, mặc quần áo gụ nâu. Cậu cúi đầu chào ông, hỏi sao ông lại ở trên đây, không có một cái thuyền nào ở dưới. Ông này không nói gì, chỉ cười. 

 

Image by Maxime Therrien Arel from Pixabay

 

Sự tình cờ với chữ được viết trên bàn đá và mảnh vải cha đưa cho Tử trước khi chết

Theo trực giác, cậu nhìn xuống dưới cái bàn đá, nơi tay ông đang gõ gõ. Cậu nhìn thấy một chữ rất quen. Sực nhớ ra, chữ này là chữ được viết trong cái mảnh vải màu vàng, cha cậu đã đưa cho Tử trước khi ông chết. Tử vội thốt lên chữ ‘Huệ Nhẫn”. Ông lão khá bất ngờ.

Hỏi sao Tử lại nói vậy. Tử bảo không biết, mặc dù chữ này là chữ “Nhẫn”, nhưng cậu nhớ tới miếng vải cha đưa cho trước khi chết, nên buột miệng nói Huệ Nhẫn. Ông lão giật mình, và nhận ra điều gì đó. 

Họ bắt đầu trò chuyện với nhau. Chủ yếu nói về đối chữ, về thiên tượng, Trời và Đất. Như cách những nhà Nho hay đàm đạo về Chu Dịch, thơ ca, Thiên Địa Nhân. Tử như được lôi vào câu chuyện, cậu đối  lại như thể đã học được từ lâu.

Thực tế, những điều này, cậu đã được học rất nhiều từ người vợ của mình. Ông lão bảo Tử hãy ở lại đây, ông có nhiều điều muốn nói với cậu, sẽ dạy cho cậu thêm về kiến thức. Tử lăn tăn về việc này, cậu nói còn công việc phải làm, vợ Dung đang chờ cậu ở nhà, cậu không muốn để vợ phải ngóng trông. 

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Sasin Tipchai từ Pixabay

 

Ông lão trấn tĩnh cậu, thuyết phục Tử hãy nhờ những người bạn bán hàng hóa giúp. Nhưng Tử vẫn từ chối, Tử xin cáo lui. Nhưng chẳng may khi trèo xuống dưới, cậu bị trượt chân ngã vào một hốc đá, trật khớp chân, lưng và cổ đập vào đá. Mọi người vội vã leo lên kéo cậu ra. Ông lão kêu mọi người đưa cậu lên. Sau khi băng bó vết thương và bắt mạch. Ông nói cậu không thể di chuyển được, hãy ở lại đây, ông sẽ chữa trị cho. 

Sự cố ở lại và những chuỗi ngày học hỏi

Không có lựa chọn nào khác, Tử và mọi người quyết định để Tử lại, hẹn chuyến tàu trở về sẽ đón Tử. Tử dặn mọi người hãy xuôi dòng và nhờ buôn chỗ hàng mà cậu mang theo. Hàng của cậu lúc đó chủ yếu là tơ lụa, đồ thổ cẩm và thực phẩm khô. Những đồ tơ lụa đều do Dung dệt lên, thậm chí may thành những mảnh vải với hình thêu rất đẹp. 

Tử ở lại, ông lão dùng thuật nắn xương, giúp khớp chân của Tử nhanh chóng hồi phục, vết thương ở lưng và đầu được đắp lá thuốc, nên nhanh chóng liền lại. Trong những ngày đó, ông lão trò chuyện và dạy Tử về cách quan sát dòng nước chảy, hướng gió, vị trí các ngôi sao trên trời, và dự đoán thời tiết. Tử rất bất ngờ về những gì ông day. Một chân trời hoàn toàn mới với cậu. 

Vốn ngây thơ, cậu học cũng ngây thơ, kiểu phụt ra kiến thức rất tự nhiên. Ông lão gật gù, vuốt râu, mặc dù cậu học trò của mình cũng không thực sự sắc sảo, lanh lợi. Một ngày, ông đem ra 1 cái gậy và một cái nón.

 

Image by PIRO4D from Pixabay

 

Ông nói Tử hãy quan sát hành động của ông,  ông xoay xoay gậy lơ lửng trong lòng cái nón, cái nón xoay theo. Và từ đó có những thứ như đồ ăn, rượu. Tử rất bất ngờ, ồ lên. Ông nói, ông sẽ dạy cậu cách tạo ra những thứ cần thiết, nhưng trước hết, cậu phải làm quen với cái nón và cái gậy này.

Công cụ chỉ phát huy được khả năng khi được trao cho người phù hợp

Tử làm quen với cái gậy, cầm cái gậy và múa rất chậm chãi, nhẹ nhàng, như kiểu mấy cụ tập dưỡng sinh. Qua đó, cậu học được cách quan sát đầu cây gậy, và tay cầm của nó, tác động của nó với gió, không khí. Như một các kết nối trời đất của 1 cái lốc xoáy hay vòi rồng. 

Tiếp theo cậu làm quen với cái nón. Đầu tiên là cậu có thể giữ được cái nón, khi đặt đỉnh của nó trên lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, thậm chí cả chân, ngực, vai và đầu cậu nó vẫn đứng yên hay khi nó xoay tròn. Mục đích của việc này giúp cậu hiểu và có thể giữ cơ thể vừa ở trạng thái tĩnh trong động, động trong tĩnh. Khi cái nón được nghiêng ngả nhưng 1 cách rất uyển chuyển, mà nhìn nó như đứng yên. 

Cuối cùng, cậu kết hợp dùng nón và gậy, đó là lúc cậu đã đủ lực và làm chủ nón và gậy. Cậu có thể để cái nón giữa không trung, và dùng tay xoay xoay cái gậy như cách người ta khuấy cám hay bột vậy. Cái nón không bị rơi, nó có thể xoay tròn, nhưng cũng có thể đứng yên. 

 

Hình ảnh được cung cấp bởi PIRO4D từ Pixabay

 

Bí mật như túi thần kỳ của Đô rê mon phải chăng chính là mô phỏng của vòi rồng?

Đến một ngày, ông lão dạy cậu cách lấy đồ vật, bằng cách tạo ra lốc xoáy như vòi rồng của những cơn bão. Thông qua cái nón và cái gậy, ông mô phỏng và nói về hình ảnh vòi rồng và mọi vật bị hút vào trong vòi rồng. Căn cứ vào hướng gió, không khí, ánh nắng mặt trời, thậm trí ngôi sao, cậu sẽ biết cách lấy những thứ này ở hướng nào. Và cậu đã làm được. 

Khi dạy cậu xong chiêu này, ông lão nói đã không có gì để dạy cậu, cậu hãy trở về nhà, và dùng những thứ ông đã dạy để đi mọi nơi, giúp đỡ mọi người, như chữ mà cậu đã nói “Huệ Nhẫn”. Cậu cảm ơn ông vô cùng, quỳ gối gọi Sư phụ. Lúc này cậu mới sực nhớ ra, chưa hỏi tên sư phụ.

Sư phụ nói điều đó cũng không còn quan trọng, gặp nhau ở đây, cơ duyên ở đây, đến rồi đi, điều gì vương vấn, cớ gì là một cái tên. Mọi thứ rồi lại về hư vô, về với gió, về với đất, về với trời. Đúng lúc đó thì đoàn buôn quay lại.

Cả hai từ biệt nhau. Cậu trở về nhà, kể lại mọi sự tình với vợ. Cô lấy rất là ngạc nhiên, nói rằng đã gặp vị thần linh tái thế, xuống căn dặn vợ chồng ta phải đi chu du để học hỏi. Thế rồi  cả 2 quyết định khăn gói ra đi. Tuy có báu vật trên tay, nhưng 2 người rất ít sử dụng, chỉ khi ai đó bị mất đồ, hoặc bị bệnh cần giúp, thì mới lấy ra sử dụng. 

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Jonny Lindner từ Pixabay

 

Sự nhòm ngó, ghen ghét, đố kỵ khi bạn có tài năng hay báu vật

Thời gian đầu, 2 người bị dòm ngó, từ báu vật này, nên có rất nhiều kẻ muốn cướp. Cậu dùng cây gậy, đưa nó chuyển động và cái lốc xoáy hình thành, đám người không lại gần được. Nhưng trải qua một loạt điều như vậy, cả 2 nhận ra, xung quanh đầy những rủi ro, mình càng phô ra bao nhiêu, thì lòng tham con người càng trỗi dậy. 

Trong một lần, cứu 1 người đàn ông bị bệnh, 2 vợ chồng Tử bị 1 đám người như quân của quan lại thấy. Chúng trắng trợn nói muốn cướp lấy cái gậy và nón. Hai vợ chồng chạy đi. Lúc này, Tử chợt nghĩ, xoay cái gậy, kiểu như  bánh xe vào sau chân để chạy. Thế rồi vợ chồng cậu chạy như một cơn lốc, đám người không đuổi kịp. 

Đến một khu khá trống, có nhiều cây. Hai vợ chồng nghỉ chân, dừng lại ăn miếng bánh mang theo. Trời cũng đã tối, họ quyết định ngủ lại nơi đây. Và đêm hôm đó, khi tỉnh dậy, cả 2 đã thấy mình ở trong một cung điện, nguy nga tráng lệ, nằm dưới đất, cạnh một cái cột.

 

arch-architecture-building-208408

arch-architecture-building-208408

 

Dung ngạc nhiên, mở cửa ra, thì thấy nhiều nô tì đang ở bên ngoài, họ đem nước, đem đồ ăn, nước uống đến cho 2 người. Gọi họ là Ngài, và phu nhân. Cả hai nhìn nhau không hiểu chuyện gì. Quay sang hỏi họ, họ cũng ngạc nhiên, nói đến đây để phục vụ 2 người. 

Phép màu sau một giấc ngủ và một tòa lâu đài được dựng lên

Tiếng tăm đồn xa, có 1 cặp vợ chồng, có bảo vật thần thông, một cung điện tự dưng được mọc lên, người trong đó nhộn nhịp vào ra. Những ngày sau đó, cả 2 giúp dân chúng trong vùng rất nhiều, cho họ gạo, áo mặc, cung cấp hạt giống để họ canh tác làm ăn. Dung không ngại, xông pha xuống ruộng chỉ cách gieo hạt chăm cây, Tử dạy họ cách bắt cá. Tiếng tăm đến tai vua. 

Vua rất tức giận, nghĩ 2 đứa dùng phù phép, tạo ra lâu đài, rồi lừa bịp thiên hạ, chắc chúng lại muốn cướp ngôi Vua. Liền cử đội quân đến đánh. Dung biết là vua cha cử đến, quyết định không đánh. Nàng nói rằng “Người là cha, cả đời là cha, có chết cũng không để tội bất hiếu”. Cô cho đám người hầu đứng chụm lại cùng 2 vợ chồng cô, để cho đám lính vào nhà khám xét. 

Sau đó Tử nhìn xuống nền nhà và nói với vợ rằng, ngôi nhà này chắc cũng không xuất hiện được lâu nữa, sắp sửa chìm xuống đất rồi, nàng hãy bảo mọi người trốn đi. Dung ngạc nhiên, nhưng tin tưởng chồng, bình tĩnh tuyên bố với mọi người rằng ngôi nhà sắp bị phá hủy, mọi người hãy mau trốn đi. 

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Gábor Adonyi từ Pixabay

 

Sự ngộ ra của vua cha “khi mất đi mới nhận ra những thứ quý giá mình đã có”

Có người tin lo lắng, bỏ chạy, có người không tin, cứ cố thủ để đợi Vua đến. Đám nô gia trong nhà thì vẫn ở quanh chủ. Đêm hôm đó, Vua cha dừng chân ở một khu gần đó, đợi sáng hôm sau tới hỏi tội 2 đứa con. Vài canh giờ sau thì nghe được tin ngôi nhà đã bị sụp, chìm xuống dưới đất, giờ ở đó chỉ còn bãi đất trống. 

Quá ngạc nhiên, vua cha chạy đến, và quả đúng là như vậy. Nhà vua ngộ ra 1 điều “những thứ nghe thấy chưa chắc đã đúng, nhìn thấy chưa chắc đã tin, đối thoại trực diện mới hiểu rõ ngọn ngành”. Và lúc này, trong trái tim ông thấy đau lòng.

Vì sĩ diện, hữu danh hữu thực, mà đã để mất cô con gái thông minh, sắc sảo, trung thành với vua cha, và cũng để mất đi một cậu con rể tài ba. Tin lời đồn đại, bẩm tấu từ các cận thần, ông đã giữ bực bội, ngờ vực trong lòng, dẫn tới cảnh mất con, mất người tài.

 

Hình ảnh ở quán Chay Tam An – Đà Nẵng

 

Tuổi thơ của Tử

Quay về tuổi thơ của Tử, cảnh triều đình loạn lạc. Có một cô Phi Tần, khi đang mang bầu. Cô đang chạy đến nhà một người phụ nữ khoảng 50 tuổi. Người này sống một mình. Cô sống ở đây cùng bà, rồi hạ sinh ra 1 cậu con trai. Chân của cậu có 1 cái bớt ở bàn chân.

Sau đó, tung tích của cô bị lộ, đám lính tới. Cô nhờ bà hãy mang đứa con đi trốn, rồi đưa cho bà mảnh vải màu vàng, có thêu chữ trên đó. Người phụ nữ ôm đứa bé chạy đi. Sau đó, bà quyết định đặt nó vào một cái sọt tre, dưới có phủ rơm, rồi để nó một cái khe nước, trong một cái đầm. Bà khóc nức nở, cầu trời khấn Phật cho nó, rồi bà bỏ chạy. 

Một người đàn ông thân hình gầy gò, mặc 1 cái khố đi tới, ông này thấy đứa trẻ, nhìn quay không thấy ai. Đứa trẻ đang chép chép miệng, nhìn thấy ông nó bắt đầu e e. Nó khóc. Ông không biết làm thế nào, bế đứa bé lên, du du ê a. Đứa bé không ngớt khóc, nó đang đói. Ông bối dối, chưa biết xử lý ra sao, vội lau ngón tay trỏ và đưa vào miệng nó. Đứa nhỏ im lặng. 

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Heri Santoso từ Pixabay

 

Cơ duyên có người cha nuôi và cuộc sống chung khố

Đợi mãi không thấy ai tới đón đứa trẻ, ông đem nó về nuôi. Hằng ngày, ông đặt nó trong cái giỏ tre, và đưa nó đi bắt cá cùng mình. Đứa trẻ được lớn lên bởi nước cháo, quần áo không cần mặc. Và nó cứ lớn lên một cách tự nhiên như vậy. Người dân xung quanh bắt đầu bàn tán việc ông nuôi một đứa trẻ, nhưng ông này không quan tâm. 

Từ khi có đứa bé, ông thấy rất vui và hạnh phúc. Tuy bận bịu, nhưng có gì đó luôn thúc giục ông. Nó là động lực để sống ý nghĩa hơn. Ông không còn thấy cô đơn, nó là ý nghĩa của 1 gia đình, là tình thân trong ông.

 

Photo by Quang Nguyen Vinh from Pexels

Photo by Quang Nguyen Vinh from Pexels

 

Cả hai sống quấn quýt bên nhau như vậy, duy chỉ có 1 cái khố, cứ thay nhau. Họ di chuyển khá nhiều nơi, thay đổi chỗ ở, chỉ bằng cách dựng những cái nhà tre, đan những dụng cụ bằng tre và ở tạm. Tình nghĩa cha con vô cùng gắn bó, thân thiết.