Khi đọc qua tiêu đề bài viết, chắc mọi người nghĩ rõ ràng chẳng liên quan gì với nhau giữa chân và tim. Ấy vậy mà nó lại liên quan đấy. Mình sẽ chia sẻ một trường hợp trong lớp học Khóa Hand tới khóa Timeline Vipassana Basic, để mọi người thấy rõ hơn.
Người được nhắc tới trong bài viết là một chị học sinh mà mình hỗ trợ đặt tay từ lớp Hand Energy tới khóa Hand Heart và gần đây nhất là khóa Timeline Basic. Từ nhỏ, chị vốn có vấn đề ở chân, chị mô tả nó giống như trạng thái thấp khớp của người già. Với nghề dạy học, chị thường phải đứng nhiều, nên khá đau ở bàn chân. Mỗi tối trước khi đi ngủ, chị phải sưởi ấm chân mới ngủ được.
Trong quá trình học Hand Heart, khi đặt tay cho chị, mình không ngờ rằng, việc xả tim của chị cũng gặp khá nhiều vấn đề. Cảm nhận nhói đau ở tim, hụt hơi hay như có đá đè ở tim, hay bị mất trụ tim là thường xảy ra. Và việc xả lên tuyến ức, tuyến giáp (họng) và đầu khá rõ. Tình trạng ngứa thường xảy ra. Mình đã thấy một trạng thái lao lực khi đặt tuyết ức cho chị, lao lực ở đây là một trạng thái cơ thể ít được nghỉ ngơi. Và chị nói “chị thường thức tới 2h sáng để đọc sách”. Và còn những đợt xả sốt hay mụn hay cục sưng nổi ở trên mặt.
Cảm nhận sau khi học xong khóa Hand Heart
Tiếp tới buổi học đặt tay ở tim, việc đẩy những thứ ở tim ra tuyến ức lên tới họng, ra da bộc lộ rõ. Hay khi đăt tay từ tim xuống tuyến hoành, tuyến tinh, thì chị bị xả khá nhiều ở bụng qua việc đau bụng, và xả ra tới chân. Kết thúc khóa học, chị có chia sẻ với mình rằng “sau khóa tim, chị cảm thấy tim mình đã và đang được chữa lành, ảnh hưởng tới cả cái chân, việc lạnh ở chân đã giảm hẳn luôn, chị không còn phải sưởi chân trước khi đi ngủ nữa”.
Và đây là những lời chị nhắn sau khóa học Hand Heart trước đó: “ Em đặt tay ở tim mà bụng thì đau cả đêm, sáng ra vẫn chưa hết cứ đau râm ran suốt, nhưng nhờ học vậy mà xả được bao nhiêu là trược, cả về thân lẫn tâm. Cám ơn chị Hương & Hệ đã giúp em giải tỏa rất nhiều, khóa tim em rất thích ở chỗ hiểu sâu hơn về cơ chế vận hành của tình yêu và nhờ vậy gỡ bỏ nhiều định kiến ko cần thiết, thấy nhẹ cả người lẫn đầu và tim luôn ???”.
Vậy cái chân có liên quan gì tới trái tim? Rất tình cờ, là trong buổi học Timeline Basic, ở buổi thứ 3, với chủ đề Thiền đi xuôi theo dòng thời gian để hiểu về vấn đề ngoại thương trong tiền kiếp của bản thân, chị chọn tìm hiểu về việc đau chân của mình. Và tới khi thiền, nó lại ra sự tổn thương ở tim. Hai cái này có liên quan gì tới nhau? Mình xin chia sẻ timeline chị đã mở ra, để mọi người dễ hình dung và hiểu hơn:
Cuộc đời một tướng lĩnh với những trận chiến nhằm giữ lãnh thổ
Nhân vật của Ellie là một chàng trai. Chàng đang cưỡi ngựa trở về sau một trận chiến. Ngôi nhà của chàng là một tòa lâu đài làm bằng đá, với màu ghi như thép. Đội quân với các chiến binh, cỡ vài trăm người. Mọi người mệt mỏi sau khi kết thúc một trận đánh, tâm trạng mọi người ko vui, không buồn, nhưng có một chút hân hoan, không quá khích quá.
Tiến về phía cổng thành, mọi người hân hoan đón chào vị thủ lĩnh của mình chiến thắng trở về. Phía xa xa, có một cô gái đang đứng trên cao nhìn về phía chàng, vẫy tay. Đây là vợ của chàng trai. Chàng rất vui mừng, hồ hởi, xúc động khi nhìn thấy vợ mình.
Chàng xuống ngựa, đi xuống đi vào trong sảnh của lâu đài. Bên trong thắp rất nhiều ngọn đuốc, được gắn trên những cái cột, chính giữa có 1 cái cầu thang rất to. Cô gái chạy xuống từ cầu thang, hai người gặp nhau mừng rỡ, ôm nhau. Anh chàng mở mũ sắt đội trên đầu ra, cô gái rất là xúc động. Hai người này có 1 cái gì đó chung, rất lớn, một sự gắn bó sâu sắc.
Cảnh tiếp, chàng đang đứng trên thành đài, nhìn xuống phía dưới, quan sát mọi người đang tập trận, cô gái đang đứng bên cạnh. Chàng rất hài lòng khi nhìn thấy những người lính đang tập luyện phía dưới. Phía xa xa là cảnh vật hùng vĩ của những đồi núi và thung lũng. Chàng quanh sang nhìn vợ, với ánh mắt đầy yêu thương và nói “cả giang sơn này dành tặng cho nàng”. Cô gái rất tự hào về chồng mình.
Tổn thương ở tim hay tổn thương ở chân?
Cuộc chiến mới diễn ra, chàng đang đứng trên một đỉnh đồi, dưới 1 ngọn cờ rất cao. Mọi người chuẩn bị tinh thần để xông trận, tiếng trống nổi lên, bắt đầu báo hiệu. Một toán bắn cung phía trước đang chờ hiệu lệnh. Nhìn xa ra, đội quân bên kia cũng đang đứng trên 1 ngọn đồi đối diện, cả 2 bên đang chuẩn bị tràn xuống thung lũng phía dưới để đánh nhau. Hai bên vừa cưỡi ngựa vừa đánh. Chàng lao vào múa kiếm loạn xạ. Đường kiếm rất thường thục, dứt khoát, gương mặt tập trung, lạnh lùng. Chàng xử lý từng tên một, tên này đến tên khác. Càng lúc càng đi sâu vào trong trận địa này.
CHÀNG BỊ MỘT CUNG TÊN TỪ XA BẮN TỚI, TRỆCH RA TIM MỘT ĐOẠN. Gần như một đòn trí mạng, nhưng chàng vẫn tiếp tục chiến đấu, mở đường để tìm cách thoát ra. Rất can đảm, cậu bẻ gãy phần đuôi của mũi tên, rồi tiếp tục đánh nhau tiếp. Con ngựa bị thương ở chân, nó khụy xuống, chàng nhảy xuống đánh tiếp.
Cuối trận đánh, hai bên tổn hao lực lượng rất nhiều, cả 2 rút về phía đồi của mình. Một tên lính khác chạy tới, nói rằng cần phải rút quân lại, bởi bên kia nó rút, nhưng nó sẽ kêu cứu viện tới, nó chỉ tạm thời rút thôi. Lúc này, CHÀNG THẤY MÌNH ĐANG ĐI KHẬP KHIỄNG, MẶC DÙ KHÔNG THẤY BỊ THƯƠNG Ở CHÂN LÚC ĐÁNH NHAU. Có người mang ngựa tới, chàng leo lên ngựa để quay về, chữa vết thương ở chân và tim.
Tại sao bị thương ở tim lại bị đau chân?
Sau khi trở về, chàng được vợ chăm sóc vết thương, ngực chàng quấn băng, máu thấm ra, chân chàng cũng được băng bó. Tuy bị thương, đau nhưng ánh mắt chàng tập trung nhìn vào vợ, trước mặt chàng giờ chỉ có vợ. Có một người lớn tuổi, đang bốc thuốc từ một cái hộp gỗ. Ông thầy thuốc nói vết thương ở tim với chân có liên quan tới nhau.
KHI CHẠM TỚI VẾT THƯƠNG Ở TIM, THÌ MẠCH DẪN TỚI CHÂN BÊN PHẢI SẼ BỊ TỔN THƯƠNG. VÌ VẬY MÀ CHÀNG THẤY CHÂN BỊ ĐAU, MẶC DÙ CHÂN KHÔNG BỊ NGOẠI THƯƠNG. CHỮA LÀNH TIM THÌ CÁI CHÂN SẼ HẾT THEO. Người vợ rất lo lắng, chàng trai động viên bảo không sao, chỉ cần nghỉ ngơi là bình phục thôi.
Cảnh tiếp theo, cô vợ sinh em bé, 1 bé trai, quấn trong 1 cái khăn màu đỏ, sau đó đưa cho chàng bế, anh rất vui sướng, hanh phúc, rất mãnh liệt khi bế đứa bé trên tay. Cảm giác vui sướng khi bế đứa bé trên tay, lấn át hết các giác khác trên thân. Hai người ẵm đứa bé đứng trước cổng thành nhìn xuống, loan báo với mọi người về sự ra đời của đứa bé này. Mọi người tung hô, chúc mừng sự kiện này.
Đứa bé lớn lên thành 1 chàng trai giỏi võ. Lúc này, ông bố là CẬU ĐÃ LỚN TUỔI, MỖI KHI TRỜI TRỞ LẠNH, VẾT T HƯƠNG Ở TIM LẠI ĐAU, KHIẾN CÁI CHÂN ĐAU THEO. CÀNG LỚN TUỔI, DẤU HIỆU NÀY CÀNG NẶNG HƠN, ĐẶC BIỆT LÀ KHI TRỜI LẠNH.
Cảnh tiếp theo, anh này cùng con trai đi cưỡi ngựa trong rừng, vừa đi vừa nói chuyện.
Cuối đời và ước nguyện của bản thân
Cuối đời, chàng nằm trên một cái giường, như béo ra, nằm đầy hết cả giường, xung quanh có vợ đang chăm sóc, cậu con trai đứng, trong lúc chờ 1 ông thầy thuốc đang bắt mạch. Thầy thuốc tỏ vẻ lo lắng. Người vợ lo lắng khi quan sát gương mặt của ông thầy.
Chàng biết mình sắp phải ra đi, quay sang nói với người con trai “không cần mở rộng lãnh thổ, giữ lãnh thổ này, chăm lo cho người dân ở đây. Tuy ở đây bé, nhưng cần đảm bảo sự yên bình hơn, quan trọng hơn việc đi mở rộng bờ cõi”. Lúc này, chàng đã khoảng 60 tuổi. Mặc một bộ đồ màu trắng, bên ngoài khoác chiếc áo màu xanh lá mạ có sắc vàng.
Trong tim chàng, vẫn còn vết sẹo từ mũi tên của trận chiến năm nào. Chàng dặn dò con trai, người vợ ngồi bên cạnh nắm tay, rồi chàng trút hơi thở cuối cùng. Trước khi chết, chàng có nguyện vọng “muốn chăm sóc vợ tới cuối đời, nhưng rốt cuộc mình lại chết trước”.
Gốc bệnh và ngọn bệnh
Bài thiền này mới chỉ là buổi học thứ 3, chưa đi một cách chi tiết để hiểu sâu về tổn thương vật lý lẫn tư tưởng. Nhưng rõ ràng, ta cũng thấy được phần nào tim liên quan như thế nào tới các bộ phận của cơ thể, cụ thể là chân. Chưa nói tới việc các hệ thống mạch từ tim tới các dây thần kinh, đi tới các chi v.v… Đây là chủ đề sẽ được nói tới nhiều hơn trong lớp Hand Structure Basic.
Ta thường nói, chữa bênh thì cần chữa từ gốc bệnh, ngọn bệnh chỉ mang tính tạm thời. Và để tự bản thân mình hiểu về gốc bệnh của mình cũng không dễ dàng gì. Đó là cả một hành trình khám phá bản thân. Và liệu bạn có muốn hiểu bản thân mình không, đó lại phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người.