Bài viết gửi tới những cô gái trẻ đang có cảm giác mông lung về cuộc đời mình: làm gì, ở đâu, có vấn đề kết nối với đám đông, công việc, những người đã từng mang thai mà thai nhi bị dị dạng (đây chỉ là một khía cạnh thôi nhé), những người không muốn kết hôn, không muốn có con. Hay đi đâu nhưng cũng không tận hưởng được những điều thú vị , vẻ đẹp…ở nơi đó.

Có rất nhiều đường viền hay lớp màng bao lấy bạn, mỗi lớp màng đó lại là một hàng rào chắn khác nhau: sự tự ti, sự bao bọc, sự nghi hoặc… Và dưới đây là quá trình đặt tay với việc đầu tiên là chạm vào trái tim bạn.

Sự trôi nổi trong chính mình

Chạm vào trái tim là một cảm giác thấy đời rất phù du, tựa như hạt cát bay trên sa mạc, bay hết chỗ này tới chỗ khác và nó cứ như gió mây. Ở trạng thái phiêu của hạt cát bay, bạn quên mất mục đích của bản thân mình là gì.

Image-by-DarkmoonArt_de-from-Pixabay

Sau đó, trỗi dậy một cảm giác rất buồn miên man trong nội tâm. Bạn có tuổi thơ và quá trình lớn lên với nhiều đau khổ nên bạn đóng luôn nó lại (một kiểu thu mình, hay nhốt đứa trẻ bên trong), có thể nói như kiểu quen rồi nên trơ mất và hơn nữa đó còn là sự nhốt từ người khác, những người thân ngăn cho mình không được là mình, không cho mình làm cái này cái khác.

Tim như một hòn đá cứng được bọc bằng lông. Chạm sâu vào đó cảm thấy rất đau, bên trong hòn đá là một đứa trẻ đỏ hỏn, không có ai chăm sóc, thiếu tình yêu thương. Chính vì vậy, nên nó đã tự tạo nên một lớp vỏ bọc chính mình lại để tự bảo vệ, lớp lông là để tự tạo cảm giác yêu thương.

Image by Stefan Keller from Pixabay 

Tôi là ai, tôi thuộc về đâu?

Tôi thuộc về đâu, về ai? Nhìn thấy bố mẹ tranh cãi, bạn thấy mình không có sự hiện diện trong bố mẹ, trong gia đình. Sau đó được gợi về thời điểm ở trong bụng, đứa trẻ cũng cảm nhận sự hiện diện của mình trong mối quan hệ của bố mẹ, cuộc hôn nhân và gia đình không có ý nghĩa. Bạn có chia sẻ bạn được sinh ra với cuộc hôn nhân không tự nguyện. Mẹ bạn nói có bạn trước sau đó mới kết hôn, và dùng từ “cứ đè ra thôi”. Bạn cứ lớn lên với trạng thái không biết mình thuộc về đâu, và trong cuộc sống, trong đám đông cũng vậy: cứ thơ thẩn, vẩn vơ, hụt hẫng.

Không có kết nối nhiều với mẹ, được mẹ dạy về tính nữ, về con gái như thế nào (thực tế là bản thân mẹ cũng không có những sự hiểu biết đó để nói cho bạn). Mẹ bạn lo lắng với cơm áo gạo tiền, với những mệt mỏi và những bức bối trong cuộc hôn nhân. Bạn chia sẻ rằng khi mẹ bạn còn nhỏ, ông ngoại bỏ đi lấy người khác, mẹ bạn cứ đau đáu cái này là lý do khiến bà phải lấy bố. Vì nếu ông ở nhà, ông sẽ phản đối không cho lấy.

Ông bỏ đi sớm khi mẹ bạn còn quá nhỏ, mới 10 tuổi nên chán. Và hơn nữa, lý do mẹ bạn mãi không ly hôn được với bố vì không muốn các con mình không có bố như bà hồi trước. Bà ngoại trong nhà bận rộn kiếm sống, không có sự nghiêm khắc của người đàn ông, bà ngoại lại là người không bộc lộ tình cảm hay nói chuyện với con gái nhiều nên con đường yêu đương của con gái cũng có một sự tự do trong đó.

Đóng lại các giác quan (tai, mũi, mắt, miệng) và trơ trọi cảm xúc

Bà không bộc lộ tình cảm, nói lời yêu thương với con gái, nên mẹ của bạn cũng ảnh hưởng từ bà ngoại. Khi ông bạn bỏ đi, bà chỉ biết viết mỗi bức thư rồi đưa cho ông. Và điều đó cũng là một phần lý do với quá trình lớn lên của bạn thiếu những lời nói ngọt ngào yêu thương. Bạn thấy nói mấy lời đó rất ngượng miệng và chỉ viết ra được thôi.

Thiếu sự đồng hành của mẹ trong quá trình lớn lên, cả trong quá trình dậy thì (bạn có kinh nguyệt mẹ cũng chỉ đưa cho bạn gói băng vệ sinh), thiếu sự chia sẻ trong tình yêu nên khi lớn lên, bạn cũng có sự buông thả trong tình cảm, một trạng thái bị động với người yêu, không biết mình là gì với anh? Đôi khi có sự dẫn dắt như một đứa trẻ rất ngây thơ thiếu hiểu biết của vị đời!

Tiếp đó chạm vào trạng thái bạn đóng toàn bộ các giác quan (tai, mắt, miệng) khi  thấy quá nhiều cảnh bố mẹ cãi chửi đánh nhau, không hề có chút cảm xúc gì với những cảnh như thế. Giống như tôi không tồn tại ở không gian đó. Tôi ở đâu tôi cũng không biết. Lúc này cơn đau xả ra 2 bên tai (như kim châm chọc vào vùng bị đóng, ù ù) và mắt (cảm giác như bị bế – bạn vốn bị cận nặng) khá rõ.

Image by peter_pyw from Pixabay
Image by peter_pyw from Pixabay

Vấn đề không gian hay sự thực tại của bản thân với cuộc sống

Bạn có vấn đề rất lớn về không gian. Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi khi bạn buồn, cứ tối đến cả gia đình đi ngủ, thì đó là lúc bạn khóc. Bạn khó phân biệt được bên trái và bên phải, vấn đề tìm đường đi cũng rất có vấn đề. 

Tiếp đó, khi được hướng dẫn kết nối với trái tim, bạn thấy ngột thở ở tim, tiếp xúc với trái tim mình cho bạn cảm giác mông lung, mơ hồ.  Bạn nhớ tới ký ức khi sống xa nhà lần đầu tiên và bạn cũng cảm nhận rất rõ việc không có không gian riêng, cứ đêm đến mọi ng đi ngủ là bạn khóc. Thấy mông lung và mơ hồ về sự hiện diện và trạng thái cảm xúc yêu của chính bạn trong đám đông, trong các mối quan hệ.

Chân và tay bạn đều khá yếu, các hoạt động tinh giúp ích để bạn có thể linh hoạt hơn và chân tay bạn sẽ mạnh dần lên. Khi bạn đặt tay các bàn tay của bạn khá yếu và mỏi, phía dưới chân thì khá tê. Và điều này đã chạm tới một sự bao bọc quanh người bạn, giống như có 1 lớp màng bao lấy bạn, bên trong bạn là 1 đứa trẻ ngủ yên, đúng ra là 1 đứa trẻ luôn thẫn thờ. Gợi về cuộc sống được bố mẹ quá bao bọc cho bạn, từ nhỏ tới lớn bố mẹ lo hết các công việc, thậm chí mẹ bạn còn kiểm soát trang phục và đồ ăn của bạn (đến tận bây giờ vẫn còn quan tâm và can thiệp bạn làm gì, ăn gì…). 

Image-by-Foundry-Co-from-Pixabay

Sự bao bọc ảnh hưởng tới kỹ năng, hoạt động tinh của một cô gái như thế nào?

Đến bây giờ, khi bạn muốn tự nấu ăn, mẹ bạn cũng phàn nàn nói rằng “ngứa mắt”. Trong bạn có một sự tự ti khá lớn về bản thân, một sự phiền phức. Bạn thu mình lại không thể hiện bản thân, không muốn giao tiếp, bởi bạn mệt mỏi với sự phàn nàn mà xuất phát từ gia đình. Với bạn kỹ năng nữ công gia chánh bạn thấy mình khá kém.

Nhưng với công việc, bạn lại làm rất tốt, nếu bạn được làm trong một môi trường có quy trình rõ ràng, bạn luôn đạt kết quả. Và thực tế không bao giờ rõ ràng cả. Việc học tập ở những ngôi trường có tiếng, từ sách vở, bạn luôn hướng tới 1 môi trường rõ ràng, “be nice”.

Sự bơ vơ trong cuộc đời, luôn mong muốn kết nối với đám đông, bạn chia sẻ rằng mình đi làm cứ như chỉ tìm niềm vui, đi làm cho vui, chứ không đánh giá được giá trị của mình, lương thấp, có khi làm những công việc không thuộc phận sự của mình. Rồi bạn chuyển chỗ làm từ chỗ này tới chỗ khác, từ công việc này tới công việc khác, bạn không tìm thấy lý tưởng hay điều mà bạn hướng tới.

Image by Jonny Lindner from Pixabay 2

Vấn đề tìm kiếm bến đỗ của trái tim, của bản thân

Với nhiều lớp màng bao bọc xung quanh, và một lớp màng dày hơn nữa đó là sự không yên tâm về gia đình, đi đâu cũng thấp thỏm nghĩ ở nhà thế này thế kia. Một trạng thái không bao giờ bạn có sự tận hưởng không gian mà bạn ở, kể cả khi bạn là sinh viên, dù sống 1 mình 1 phòng bạn vẫn không thấy đó là không gian dành riêng cho mình, đi chơi cũng không tận hưởng cái đẹp ở đó.

Bạn đã di chuyển tới những vùng miền khác để sinh sống và làm việc, nhưng chính sự thấp thỏm lại kéo bạn về với gia đình. Khi trở về với gia đình lại là 1 sự bế tắc. Giống như trong nội tâm của bạn có 1 khối cầu nhỏ cứ trôi nổi, va hết chỗ này tới chỗ khác mà chưa tìm thấy trọng tâm của nó để đậu lại, không tìm thấy bến đỗ của nó.

Image by Harmony Lawence from Pixabay

Tổn thương tuổi thơ ảnh hưởng tới bản thân và tính nữ như thế nào?

Bạn có những nỗi sợ: sợ ma, sợ người khác nhòm ngó tới không gian của mình, bạn sợ kết hôn, sợ có con. Cơn đau của tử cung nổi lên với trạng thái không hiểu về ý nghĩa của người phụ nữ, của việc có đứa con. Bạn chia sẻ rằng, bản thân còn không quan tâm, không biết gì về tính nữ.

Khi 1 đứa trẻ được hình thành ở đó, nó không biết mình là ai, và nó phát triển không bình thường. Bạn đã từng có 1 bào thai dị dạng. Điều này có thể ví như nếu 1 cây mồng tơi mà nó không biết là một cây mồng tơi, nó sẽ phát triển không giống chủng loại của nó. Đó cũng là 1 phần lý do khi đặt tay trên người bạn, không thấy có cấu trúc bố cục gì hết. Một người phụ nữ không biết mình là phụ nữ, sống hoang dã, liệu cô ấy sẽ như thế nào nhỉ?

Cơn đau lan ra 2 mông, vấn đề về việc sản sinh máu ở xương hông. Tiếp đó, hai chân đau, cảm giác như bị bó buộc lại, gây tù túng. Như muốn đi mà không đi được, muốn chạy mà không chạy được. Sau đó, gan và thận – vùng tử cung đau theo. Phần sau tim và gan bắt đầu xả ra rất nhiều, làm phần đốt sống vùng đó cũng đau theo. Trong lúc xả đau thì nổi lên một trạng thái muốn gắn kết nhưng không được gắn kết, nên sinh sự tức.

Lời khuyên là hãy gắn kết lại với chính mình. Và gần gũi nhất là bạn nên đi bộ, nên trải nghiệm nhiều hơn để linh hoạt hơn vùng hông, để tìm thấy nơi phù hợp và có định hướng.

Image-by-Gerhard-G.-from-Pixabay

Tìm lại sự kết nối qua trải nghiệm

Trong bản thân bạn luôn muốn kết nối với người khác nhưng thấy khó chạm được. Cũng bởi hàng rào bao quanh bạn, vừa giam bạn, vừa ngăn bạn kết nối với người khác. Hàng rào này chính là sự tự ti về bản thân, về bố mẹ. Sự tự ti này khiến bạn nhớ tới ký ức sự tự ti với các bạn đại học, với người yêu khi chia tay.

Mình biết trong nhiều người có rất nhiều sự tự ti về gia đình: nghèo, bố mẹ không hạnh phúc, bố hoặc mẹ không phải là một người tốt… (ví dụ ở nhiều nơi có cái nhìn không mấy thân thiện với những đứa trẻ không có bố, đôi khi lớn lên nó lập gia đình cũng mang nhiều điều tiếng).

Khi hướng dẫn bạn thở và kết nối với tim, bạn  thấy rất đau tay, đau phía sau tim, chân tê. Ngoài ra bạn thấy buồn ngủ, cũng bởi bạn thiếu hụt sinh khí và một giấc ngủ sâu và ngon. Lời khuyên dành cho bạn là hãy đi bộ nhiều hơn để cho đôi chân khoẻ mạnh, nhưng nó còn mang 1 ý nghĩa khác: hãy cứ trải nghiệm, hãy cứ bước đi.

Photo by Darrel Und from Pexels

Sự chuyển động này sẽ giúp bạn phá bỏ những lớp màng bao quanh lấy bạn, có trải nghiệm bạn sẽ học được nhiều thứ, bạn nhận ra nhiều thứ, đời sẽ dạy bạn. Và hơn cả là những bước đi sẽ giúp bạn kết nối lại với bản thân, kết nối với xung quanh, bạn sẽ tìm thấy nơi mình thuộc về, tìm thấy mình là ai. 

Bạn rất phù hợp với những công việc mang tính chăm sóc: cô giáo mầm non, hoặc trồng cây. Bạn chia sẻ rằng, sau khi trải qua rất nhiều các công việc trong các lĩnh vực khác nhau thì bạn thấy mình phù hợp nhất với việc dạy trẻ.

Và vấn đề với bạn bây giờ là ở đâu? Cứ bước đi, cứ trải nghiệm bạn sẽ thấy. Đây cũng là lúc bạn hiểu rõ hơn vấn đề, hiểu về những trải nghiệm của bản thân hơn rồi.