Kết thúc dòng thời gian, và liên hệ với hiện tại, bạn đã nhận ra rất nhiều vấn đề bủa vây quanh mình: từ khi bạn còn là một đứa trẻ, tới khi lớn lên kết hôn và sống trong những môi trường khác nhau.  Bạn đã chưa gắn kết với chính bản thân mình trong xã hội đang sống. Thay vào đó, là lao ra bên ngoài và áp những lý tưởng người khác mong cầu mà không hề hiểu về hiện thực đang diễn ra.

Mỗi chúng ta khi đầu thai đến một nơi nào đó (đất nước, vùng miền hay gia đình), đã đều được chuẩn bị sẵn xem cần học những bài học gì. Khi bạn hiểu điều đó, bạn sẽ thấy không nhất thiết cần phải đấu tranh vật lộn với hiện tại, và con người bạn cũng sẽ rộng mở hơn để trải nghiệm những điều mới mẻ khác, hay bước sang một bài học khác.

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Quang Nguyen vinh từ Pixabay

 

Xã hội vẫn đang diễn ra như cách nó cần có và vốn thế

Xung quanh chúng ta có rất nhiều thứ khiến chúng ta cảm thấy không như mình mong muốn: văn hóa xã hội, con người, dân trí, hay những tập quán văn hóa (đôi khi chúng ta nghĩ đó là nỗi thời v.v… nhưng đó đều là thứ cần thiết cho một văn minh. Điều bạn có thể làm, là hãy thả lỏng để hiểu bản thân, hiểu về hiện thực quanh mình và sống với nó với sự tôn trọng tự do ý chí lẫn nhau.

Và chúng ta hãy đi tiếp để hiểu, xem quá trình người thiền đã nhận ra vấn đề của bản thân như nào nhé? Đời thay đổi khi ta thay đổi, quan trọng là thái độ sống nằm sâu bên trong nội tâm của bạn, là một cái gì đó rất tự nhiên và đầy tình yêu thương!

Bài học cuộc đời

“Thả lỏng và lắng nghe con tim, lắng nghe cuộc sống cùng tình yêu. Đấu tranh với bất công, với hiện thực là một cái kết khốc liệt. Hãy thả lỏng, buông bỏ, bao dung và  thích nghi để khôi phục tính nữ”.

 

Photo by ronymichaud on pixabay

 

Khi hướng dẫn “healing”, hoàn toàn không nhanh như chúng ta nghĩ, cần sự kết nối vào bên trong với sự thả lỏng và kiên nhẫn. Thực hiện hiểu rất nhiều sự kiện với sự thả lỏng và buông bỏ ở tim, bạn mới có thể kết nối một cách sâu sắc và thấy nhẹ tim, nhẹ lòng…

“Healing” lần thứ nhất

“Healing” những cảnh đứa trẻ thấy bố bạo hành mẹ, cảnh ông bố muốn cưỡng bức Jenny, cảnh ông chủ nhìn cô với ánh mắt thèm khát mặc dù vẫn đang ve vãn vuốt ve những người phụ nữ xung quanh, cảnh cô phản đối cuộc vui của bộ lạ và bị mọi người phản kháng lại, cảnh bị những gã thợ săn hành hạ hai mẹ con, cảnh bị bà phù thủy biến thành nô lệ…

 

Image by Pezibear from pixabay

Image by Pezibear from pixabay

 

Đời thay đổi khi ta thay đổi như thế nào khi “healing” lần thứ nhất

Quay về cảnh, đứa trẻ sống với bố mẹ. Jenny là 1 đứa trẻ yếu ớt, dặt dẹo. Mẹ là người rất thương yêu cô, được mẹ chăm sóc rất nhiều. Công việc hàng ngày của mẹ rất vất vả, vừa chăm sóc Jenny, vừa làm việc và nghe lệnh của bố. Vì lo cho con hơn, nên mẹ đã không chăm sóc bố như ông yêu cầu. 

Một ngày ông quyết định đẩy hai mẹ tới 1 ngôi nhà cạnh đó và lấy 1 người vợ khác. Trong căn nhà nhỏ này, mẹ phải tự lo cho 2 mẹ con. Ông bố có thỉnh thoảng tìm tới và thỏa mãn nhu cầu.  Để xoay sở chăm lo cho Jenny và duy trì cuộc sống, mẹ đã phải làm việc rất nhiều, nhưng sức khoẻ của Jenny cũng không có nhiều tiến triển. Rồi mẹ dần yếu, và ốm. Lúc này như bản năng, Jenny phải tự mình đi tìm việc để lo tiếp cho cuộc sống của 2 mẹ con. 

 

Photo by Pixabay from Pexels - Freedom

Photo by Pixabay from Pexels – Freedom

 

Cuộc sống không mục đích cũng là khi bạn thiếu động lực trong cuộc sống

Cô làm thuê phụ việc cắt cỏ cho dê, và chăn dê của 1 gia đình trong khu. Với công việc này, cô không đem tới 1 cuộc sống tốt hơn để chăm sóc mẹ, và mẹ qua đời. Jenny buồn đau vô cùng, cuối cùng người thân thiết, người cô có thể dựa vào đã ra đi. Jenny đau đớn, chán trường. Vẫn hàng ngày đi làm thuê, nhưng với một tâm trạng của 1 kẻ vô hồn, không mục đích. 

Một ngày kia, khi cô đang đi kiếm cỏ cho lũ dê thì gặp 1 người con trai cao lớn, có khuôn mặt khá dữ dằn. Anh ta biết cô là 1 cô gái không có người thân nương tựa, nên đã bắt cô và đem về nhà. Anh đẩy cô vào trong căn nhà tre của mình, và bắt đầu muốn hãm hiếp cô. Jenny co người chống cự, vùng vẫy chân tay.  Anh thấy Jenny phản kháng, liền dùng chiếc roi của mình và đánh đập cô. Jenny kiệt sức và ngất đi.

 

Photo by Pixabay from pexels.com

Photo by Pixabay from pexels.com

 

Sự bị động hay tư tưởng nạn nhân ám ảnh cuộc sống ra sao?

Jenny bị giam ở đây, hàng ngày anh ta đem về cho cô 1 gói đồ ăn. Một ngày, Jenny đã bị anh hãm hiếp. Jenny không chống cự, nhưng thấy đau đớn về tinh thần. Cô bất lực và cam chịu điều đó. Cuộc sống mới bắt đầu, cô sống ở đây cùng anh, làm những công việc hàng ngày và phục vụ nhu cầu của anh ta. Như một người vợ, nhưng cũng không phải là vợ. Anh vẫn chăm sóc ăn uống cho cô hàng ngày, nhưng với con người cục cằn và luôn chứng tỏ quyền uy.

 Jenny có bầu, sinh 1 cô con gái. Cô cố gắng để chăm sóc con và làm chiều lòng chồng. Trong lòng cô luôn cố gắng để làm chồng thoả mãn, với mong muốn con gái cô được yên ổn. Cuộc sống của Jenny sau đó là những ngày cam chịu và gắng gượng, rồi cô chết khi sức khoẻ suy giảm, với sự lao lực. 

 

Image by cocoparisienne from Pixabay

Image by cocoparisienne from Pixabay

 

“Healing” lần thứ hai

“Healing” cảnh chàng trai đẩy Jenny vào căn nhà và tỏ vẻ muốn hãm hiếp cô, rồi dùng roi đánh đập cô, cảnh Jenny bị hãm hiếp, cảnh bị tổn thương nội tâm với sự cam chịu…

“Cuộc đời sẽ ra sao” khi “healing” chữa lần 2

 Jenny đang ở trong căn nhà tre, anh thanh niên đứng trước mặt cô với cái roi trên tay. Nhưng vẻ mặt Jenny mỉm cười, cô thấy biết ơn vì anh đã đưa cô về căn nhà này, anh như người thân tiếp theo của mình. Jenny đứng dậy và ôm chầm lấy anh, nói lời cảm ơn với anh. Anh bất ngờ với thái độ của Jenny, và quay sang ôm và vuốt ve Jenny. 

Rồi họ sống sống cùng nhau, yêu thương chăm sóc nhau, mặc dù anh vẫn là người thô lỗ và luôn tỏ ra quyền lực, nhưng Jenny vẫn luôn thấy hạnh phúc với cuộc sống này. Họ có 1 cô con gái và cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn. Cô hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.  

 

Photo by rawpixel.com from Pexels

Photo by rawpixel.com from Pexels

 

Liên hệ với hiện tại

Jenny xuất hiện một loạt những cảnh mà cô cảm thấy sự bất công, sự cam chịu và đàn áp từ đàn ông. Ký ức thể hiện quyền uy của bố chồng với mẹ chồng cô, với những đứa con của ông, và thậm chí cả với Jenny, có những lúc Jenny đã muốn đi ra khỏi, thậm chí bị bố dọa đuổi ra khỏi nhà, cùng những bữa ăn lúc nào cũng được nhắc nhở phải thế này thế khác, là sự ngột thở và ăn cơm trong nước mắt. 

Cảnh bố mẹ Jenny và bố mẹ chồng cãi nhau, thậm chí xảy ra xung đột với nhau và rất nhiều kỷ niệm, mà cô luôn thấy quyền uy của người đàn ông, họ phiền lòng, bực bội hay mệt mỏi một chút là những người phụ nữ cảm thấy cam chịu, nín nhịn trong lòng. Và cả những ký ức từ bé, khi Jenny được sống ở môi trường vốn trọng nam khinh nữ, đàn ông luôn có tiếng nói hơn. Phụ nữ lúc nào cũng hùng hục làm việc, những cảnh bố mẹ Jenny thường tranh luận và bất đồng.

Hay những ký ức khi Jenny sinh con, và sự nhường nhịn, với sự vất vả, mệt nhọc, lo toan mọi thứ, cô luôn cảm thấy đơn độc và gồng mình lên. Đôi khi thấy cuộc sống xung quanh đầy rẫy bất công, mọi người công kích ném đá mình, khi cô có những mong muốn riêng mà không theo số đông của xã hội.

 

Image by Harmony Lawence from Pixabay

 

Tư tưởng gốc vì sao không yêu thương bản thân

Người thiền nhận ra rằng có “tư tưởng ràng buộc về tình cảm, trách nhiệm mà chưa biết cách thoát ra”. Đó cũng là câu trả lời giúp bạn hiểu “mình được sinh ra trong vùng đất với văn hóa trọng nam khinh nữ để làm gì, hay được sống trong gia đình vai trò của người đàn ông rất được đề cao, thậm chí khi lập gia đình, cũng là một trải nghiệm tương tự”.

Trong bạn tồn tại cả tính nam và nữ, khi bạn để tính nữ suy, tính nam nổi lên cũng dẫn tới mất cân bằng trong con người và cuộc sống. Liên quan rất nhiều tới những vẫn đề trên thân thể vật lý của bạn: luân xa 2 (kinh nguyệt không đều, không tự tin về bản thân), vùng tim, phổi, ngực nhỏ (thấy phiền phức với việc có kinh nguyệt, không chấp nhận sự thay đổi của cơ thể khi tới tuổi dậy thì…), có vấn đề về gan và rất nhiều vấn đề khác nữa.

Hãy thả lỏng để khôi phục năng lượng và “healing” bản thân, từ đó mọi vấn đề khác sẽ được cải thiện theo. Đừng quá chìm đắm trong những mặt trái của xã hội, của các mối quan hệ hay chính bản thân mình! Những điều đó chỉ là gia vị để giúp bạn chạm sâu hơn vào cuộc sống, vào hành trình phát triển bản thân để bạn dần hiểu được mình, được con đường mình sẽ đi!