Dưới đây là một bài chia sẻ đặt tay khi người thiền có vấn đề về vùng rốn (đau bụng) và bệnh trĩ (bạn biết những người bị trĩ rồi đấy, chất thải quá nhiều, đường hâụ môn không thải kịp, nên nó chồi ra thêm 1 cục u ở bên cạnh, gây đau nhức khó chịu cho người bệnh, đôi khi còn gây rất nhiều biến chứng…). Trải nghiệm với buổi đặt tay này khi đụng vào những đặc điểm của gia đình, liên quan tới bạo lực, tới việc cỗ bàn, giết mổ, tới những tính cách trong dòng họ tuy bên ngoài vui vẻ, nhưng bên trong thì lại không ưa nhau. Tâm xà như một nọc rắn, con rắn tự ngậm nọc độc và nó chạy khắp cơ thể. Trong mỗi người tự cắn mình, trong tập thể dòng họ tự cắn gia tộc. Và như vậy bạn có dễ hình dung hơn về việc nhiễm độc máu không?

Healing vùng rốn liên quan tới năng lượng tổ tiên, đặc biệt nhiều bạn đi về dòng lịch sử cha ông là một việc rất là mệt nhọc. Qua vùng rốn, vùng luân xa 1, luân xa 2, luân xa 3 cho chúng ta cái nhìn rộng hơn về mạch lịch sử chạy trong người, thậm chí liên quan tới dòng nước, dòng khí của đất. Mỗi khi đụng vào kinh mạch, vào khí huyết của 1 vùng nào đó thông qua cơn đau, những dây thần kinh rung lên với những tần số mang theo những tổn thương, những thông tin mà tổ tiên để lại trong mỗi người, lại cho mọi người thấy về nghiệp quả (nghiệp của bản thân, nghiệp của gia đình, nghiệp đất nước), biệt nghiệp và cộng nghiệp.

Image by Gerd Altmann from Pixabay
Image by Gerd Altmann from Pixabay

Với những tổn thương, những quán tính này, nó đều có thể báo hiệu tình trạng sức khoẻ, mối quan hệ, sự nghiệp, đất đai của một gia tộc,của 1 gia đình, một cá nhân. Chúng ta đều mang năng lượng của tổ tiên, qua rất nhiều đời, nhiều nền văn minh, ngay cả khi những lúc trái đất, vũ trụ mới hình thành, nhưng tuỳ vào mức độ linh hồn để chạm vào điều đó. Mỗi mức năng lượng này luôn phản ánh bản thân bạn đang bộc lộ, biểu lộ điều gì trong tiến trình sống hiện tại. Nếu cuộc sống của bạn đang quá nhiều điều tiêu cực, bệnh tật, thì dòng năng lượng, dòng máu trong người bạn đang thể hiện vấn đề gì, nó đang nhiễm độc hay không?

Nhiễm độc máu không hẳn là uống 1 cốc thuốc độc, ăn những món ăn độc. Dòng máu còn thể hiện những cảm xúc bạn có trong người, những tư tưởng, thói quen mà bạn mang theo từ tổ tiên. Nếu bạn mang nhiều điều tiêu cực của tổ tiên, thì gần như biểu lộ nhiễm độc máu, nhiễm độc gốc rễ, năng lượng kết nối với đất của bạn cũng rất đen, như dòng máu bị nhiễm độc vậy.

Phổi và sự sống
Ioey-kyber-115166-unsplash

Cơn đau vùng rốn và sự uất ức, tủi nhục, bị chối bỏ trong những trận đánh, mắng

Cơn đau đầu tiên xuất hiện là ở vùng cuối dạ dày (tá tràng)  và vùng rốn, cảm giác sự cương cứng, như có ai đó đấm vào đó, bóp chặt lấy. Hình ảnh cái trống mà có ai đó đang dùng 2 ngón tay ấn vào đó và giữ chặt. Cơn đau lan ra phía sau, tới vùng thận và cột sống, cảm giác sưng tấy như bị đánh cho bầm dập, những mạnh đập liên hồi rung lên, như tiếng trống tùng tùng tùng, tai cảm nhận sự lùng bùng lùng bùng. Chạm vào hình ảnh về bố, bố mắng, mỗi lời mắng như 1 cái roi vụt vào thân thể, một tiếng trống đánh vào mạch máu. Lời mắng đầy hào hùng.

Một chuỗi các dây thần kinh, mạch máu chạy dọc cơ thể rung lên liên quan tới ký ức bị bố đánh, mỗi lần bố đánh như gầm gừ với câu nói “tao phải giết chết mày”. Cảm giác lúc đó của bạn thấy thế giới của mình sụp đổ, bởi thường  là mẹ đánh nhiều hơn. 

Sự rung này mang theo tần số, một tập khí của sự hung hãn. Liên quan tới việc bị bỏ rơi, của chiến tranh, của áp bức, của bất công… Rồi trong lúc cô đơn, hận thù tập khí hung hãn này đã đi vào trong họ và lớn dần trong người. Người này có tập khí hung hãn, trao cho người kia, và trong họ cứ nuôi dưỡng dần tập khí này lên. Bạn cảm nhận, trong bố mẹ như có 1 con quỷ hung dữ không kiểm soát được, từ lời nói, hành động, suy nghĩ. Thời gian đó, bố mẹ hay nói với bạn rằng “tao nhặt mày từ bãi rác về, mày không phải là con của tao, mày là loại rác rưởi”. Lúc đó, mỗi lần bố mẹ nói như vậy, bạn lại cảm giác như mình nằm chung với đống rác. Sự không tự chủ về lời nói, đã vô tình ám thị vào đầu đứa trẻ về đặc tính con người nó, dòng máu trong nó đầy mùi của rác.

Image by bridgesward from Pixabay
Image by bridgesward from Pixabay

Những tham, sân, tà kiến trong những ngày giỗ chạp

Dọc trong dòng máu của bạn đầy những lời chửi, trận đánh chảy khắp cơ thể. Những lời chửi, ngay kể từ họ hàng, họ mắng bạn “nó là cái loại không nhớ gì tới tổ tiên, ngày giỗ chạp không thấy đâu”, cô bác kêu than chửi bới việc bạn không xuất hiện hay nhớ gì tới tổ tiên, càng khiến bố mẹ bực bội và phiền lòng.

Rất nhiều người khi có trải nghiệm về việc cúng giỗ đều mang theo những cảm xúc rất tiêu cực. Mỗi ngày cỗ đến, họ bị thúc giục, làm lụng vất vả, rồi tới những bữa ăn chỉ thấy tiếng nhậu nhẹt, phán xét, nói xấu, chê bai của những người thân. Khi ăn xong lại một đống bán đũa cần phải dọn dẹp, ngày cỗ khiến cơ thể họ đau nhức bầm dập. Đây không phải ngày vui, ngày sum vầy đoàn tụ như họ lầm tưởng. Bạn chia sẻ rằng bạn ghét văn hoá giỗ chạp, ghét gia đình rất nhiều bởi việc bị đánh thừa sống thiếu chết, bố mẹ cũng không nhớ được những trận đòn đánh bạn. 

Một mạch văn hoá liên quan tới ngày giỗ, lễ nổi lên. Đầu tiên là bắt đầu từ việc đề huề, cỗ lớn mà khởi nguồn từ việc giết mổ nhiều. Khi xưa mâm cỗ chỉ vài miếng thịt, có con gà. Nhưng ngày nay, mâm cỗ đủ các loại thịt, mà “mâm cao cỗ đầy”, đầy ứ. Nhiều nơi còn có tập tục nuôi chó, gà, rồi tới ngày giỗ họ mổ ngay con vậy đó, những con vật sống trong mạch đất của gia tiên, có tình yêu, sự gắn bó với gia tộc và nó bị giết hại để cho con người sung sướng. Liệu khi bạn ăn thịt những loài động vật này, bạn có cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó của nó với bạn? Và tất nhiên, khi chúng bị giết là rất nhiều cảm xúc tiêu cực nổi lên.

Image by Gordon Johnson from Pixabay
Image by Gordon Johnson from Pixabay

Năng lượng tổ tiên thể hiện như thế nào trong ngày giỗ chạp?

Việc giết mổ này, đi theo đó là năng lượng, dòng máu tổ tiên càng lúc càng trở nên bạo lực. Bạn được gợi về gia đình bên ngoại, bà ngoại hay đánh bà mẹ. 

Trong mỗi ngày giỗ, lễ, con cháu tưởng nhớ và quây quần như cách gọi năng lượng của những người đã khuất về, cùng với cúng những đồ ăn khiến họ khó rời xa thân xác (rượu, thịt, máu tanh…). Con người khi bám chấp vào thân xác, vật chất quá lớn, tới khi chết vẫn bị bám chấp thông qua mùi hương nến vong linh khó siêu thoát. Vì bám chấp nên họ dễ bị mùi của thực phẩm này kéo lại, và mỗi ngày giỗ lễ khi mọi người cúng những đồ ăn mà họ thường thích (đôi khi mời gọi cả những vong linh của những người không thuộc gia tộc). Vì vậy mà nhiều người có tư tưởng rằng, tới ngày giỗ, cúng đồ mà người đã khuất thích là cách mời về. 

Image by StockSnap from Pixabay
Image by StockSnap from Pixabay

Cùng với tập năng lượng này, mùi của máu thịt, mùi của rượu, cùng với sự sân hận, tà kiến, tham lam trong cuộc gặp mặt (so sánh, ganh ghét, phán xét, mắng mỏ, trách cứ), trong dòng máu của mọi người tập khí sân hận, tham lam là dòng máu của tổ tiên cũng được đánh thức và quay sang quở trách đối tượng, đặc biệt những đối tượng bị trách mắng nhiều.

Nếu ai đó bị coi là tội đồ của dòng họ, thì càng lúc người đó bị năng lượng tổ tiên quở trách nhiều, đây như một cách dòng họ tấn công nhau, mà thông qua những sợi dây kết nối, đặc biệt nếu người này cũng sân si với chính người họ hàng của mình. Đây là trạng thái bị tổn thương vùng rốn rất lớn, cái rễ cây như đen xì lại, bám chặt và toả ra quanh rốn, chạy khắp cơ thể. Cả gia đình còn mang năng lượng của sự độc địa bởi những ngày giỗ mọi người nói chuyện với nhau, nói những lời móc mỉa, độc địa, không nói với nhau được những lời tử tế.