Buổi đặt tay trong trường hợp bạn bị đau “ghê gớm” đầu gối chân, nghe thấy rên rỉ như người đau đẻ. ?. Không cử động vùng dưới được, nếu có lướt qua chạm nhẹ cũng thấy đau đớn!

Bài viết phần nào giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về những cụm từ “bước chân chánh niệm, thiền đi bộ”. Và dưới đây là những lời nhắc nhở khi chạm vào cơn đau trên thân và khi giải toả tắc nghẽn:

Ngừng việc đi tìm chân lý, bài học cuộc đời hay thấu hiểu cuộc đời qua những bộ phim, đặc biệt là những series phim dài tập. Chân lý chỉ tìm thấy khi bước đi trải nghiệm, dấn thân trong cuộc đời. Bài học của bản thân, sự giác ngộ của bản thân chỉ được tìm thấy khi có sự tương tác, va vấp trong đời, nó đem lại cho mình những cảm xúc chân thực nhất. Chỉ có trải nghiệm thực, những bước đi và sự chuyển động mới đem lại điều đó. Bước chân đứng yên dài lâu là những bước chân chưa có sự lưu thông.

Việc bước đi và kết nối, trải nghiệm sẽ giúp bạn buông bỏ cái tôi của bản thân, chữa được chứng nóng vội, bực tức, chậm hơn. Sâu sắc hơn cả là phá được sự đặc chắc trong bạn để có cảm xúc hơn. Bạn gần như trơ cảm xúc yêu thương vơi cuộc đời. Bạn thấy được chân lý qua sách, qua phim, nên bạn không thích nghe người khác giao giảng chân lý, bạn thích những cuộc nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ mang tính giải trí hơn.

Image-by-DarkmoonArt_de-from-Pixabay

Mạng xã hội và sự kết nối thực

Ngừng việc giải trí trong giờ làm việc hay khi đang làm việc bằng những thứ tào lao: lướt fb mà không có mục đích (kiểu lướt như 1 cơn nghiện), lướt tiktok để tìm thấy những đoạn phim ngắn chém gió… Thay vào đó hãy đi lại trong không gian làm việc, có thể có những câu chuyện nhỏ với đồng nghiệp, hãy tương tác với nhau nhiều hơn qua giọng nói thay vì chát chít. Bước đi để kết nối và có cảm xúc thực, có sự hiểu rõ hơn.

Ngừng việc nói những lời không mấy trân trọng người khác, hoặc tức giận khi gặp rắc rối gì trong công việc: kiểu trút bực dọc lên người khác, đặc biệt là người thân của mình.

Coi việc nhà, chăm sóc con cái, nấu nướng là những thứ phải làm như chôn chân mình lại, cản trở sự bước đi, sự muốn của mình. Tất cả những điều này đều cho bạn hiểu những nỗi vất vả của mẹ, của những người vợ, của người nội trợ. Từ đó trân trọng họ hơn, cũng là trân trọng chính mình. Việc nhà cũng là những giây phút để bạn học cách chánh niệm, sống chậm. Bài học về việc thiền trong cuộc sống!

Đàn ông thường thích nấu nướng khi họ có thời gian rảnh rỗi. Phụ nữ có sự kiên nhẫn, dẻo dai trong việc nhà cửa. Việc nhà cũng là một trải nghiệm để bạn thông chân, để nuôi tính dưỡng nuôi, để bạn đưa dưỡng chất vào bản thân bạn, vào những thứ thuộc về bạn: ngôi nhà, đồ ăn, con cái… Bài học về tình yêu qua sự chăm sóc!

Image by jhfl from Pixabay
Image by jhfl from Pixabay

Bài học về sự thong dong, chậm dãi, tính nhịp điệu

Hãy có một tiến trình rèn luyện nhẹ nhàng cho đôi chân, đừng khiến nó sốc. Hãy từ nhẹ nhàng rồi nhanh dần, mạnh hơn, từ ít tới nhiều. Từ chậm dãi tới nhanh. Tránh lao lực và tổn hại. Nó liên quan tới cơn đau ở tim, và ngực với việc hãy yêu thương cơ thể, yêu thương đôi chân. Hãy có nhịp điệu trong ăn uống, trong ngủ nghỉ sinh hoạt, trong các mục tiêu công việc!

Ngừng sử dụng chất kích thích để sốc lại sức khoẻ của mình: tìm thấy sự tỉnh táo từ cafe, bò húc, nước uống tăng lực… Chúng ảnh hưởng rất lớn tới trái tim, làm nó thắt, đông cứng lại, cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra cơn đau tim. Ngoài ra, còn làm đầu óc bạn bị đau, mệt, không tỉnh táo và khó ngủ, còn ảnh hưởng của sóng điện thoại rất nhiều.

Khi đặt tay vào thì thấy cơn đau không hẳn chỉ ở chân mà còn ở đầu, cổ, 2 vai, vùng ngực, tim. Cơn đau ở chân chỉ là lời nhắc để bạn hãy bước đi, hãy dấn thân và xông pha về phía trước để lấy lại cảm xúc, sự kết nối, hơn cả là để bạn tìm thấy chính mình, những điều bạn thích làm và bạn sẽ làm nó để tìm thấy kết quả!

Buông bỏ những gánh nặng trong bản thân, trong cuộc sống

Chạm vào thân thể bạn, cảm nhận như chạm vào trong một khối đặc và đen, bắn ra những tia màu đen như khói thuốc súng, một trạng thái châm ngòi cái là nổ. Người bạn rất bức bối, bực dọc. Cơn đau tim như có 1 bàn tay cào vào đó, thỉnh thoảng cho bạn cảm giác đau thắt. Là một trạng thái thiếu sự xoa dịu trái tim, chạm vào trái tim bởi sự yêu thương, ngọt ngào, quan tâm, thay vào đó cảm nhận nó như trách nhiệm (trách nhiệm hôn nhân). Hai bạn rất cần những khoảng thời gian bằng một chuyến trải nghiệm như “trăng mật” để tìm thấy sự yêu thương với nhau.

Những cơn đau ở vai với những gánh nặng cuộc sống: cơm áo gạo tiền, gia đình con cái như cản trở ước mơ của bạn. Mọi cái đó là những thứ bạn thấy như phải làm chứ không còn là sự yêu thích. Sự không thấu hiểu trong giao tiếp với mọi người khiến đôi vai bạn như đang pải gồng lên. Đặc biệt trong công việc bạn như đang phải gồng lên với nó, bạn muốn nghỉ việc vì không tìm thấy sự yêu thích trong đó, sự tương đồng với phong cách, lý tưởng sống của bạn. Cả lồng ngực như đè nặng, khó thở, thấy thiếu thời gian, thiếu không gian riêng tư, thiếu sự nghỉ ngơi, một thời gian dài bạn cứ làm việc mà chưa có giây phút được relax, không được ở một mình tận hưởng sự thảnh thơi.

Image by Hebi B. from Pixabay

Trải nghiệm để bản thân thấy cởi mở, hào sảng

Ngoài ra, khi chạm vào khối đặc trong người bạn còn đụng vào sự khó tính trong bạn. Chỉ có sự bước đi, tương tác sẽ cho bạn sự mềm dẻo để thả lỏng người hơn, tự nhiên hơn trong các nhóm người, trong công việc…

Đừng ôm đồm nhiều thứ, nhiều sở thích rồi chất đầy nó trong người! Hãy buông bớt, chỉ có bước đi mới thấy nó nặng nề, thấy không cần thiết và biết bỏ lại để nhẹ gánh hơn!Đôi chân chuyển động còn giúp bạn linh hoạt phần xương hông, giúp sản sinh máu, giúp máu huyết bạn lưu thông, tăng sức cứng chắc cho cột sống. Đôi chân giúp bạn đứng vững vàng trong đời, trong các biến cố!

Sau buổi đặt tay bạn đã dịu lại đỡ đau, sau khi nghỉ ngơi thì đã đi lại được, tuy nhiên chưa bình thường lại được. Vì vẫn còn tắc nghẽn nữa! ?

Đôi chân giúp chúng ta bước đi trong đời, giúp ta đứng vững, và cũng là sức bật cho bản thân với những bước nhảy vọt. Hãy bước đi để có một đôi chân khoẻ mạnh!