Tình trạng bầu bí mệt mỏi, nôn oẹ vẻ vẻ như là vấn đề rất bình thường hiện nay, cảm giác đó là cái gì đó phổ biến, ai cũng bị, nhưng không biết có mấy người quan tâm sức khỏe, chế độ ăn phù hợp và tâm lý bà bầu? Thực tế thì cơ thể mỗi người phần lớn tổn thương vùng dạ dày rất nhiều: những áp lực công việc, đồ ăn, tâm lý…

Đó là vấn đề thường thấy khi những căn bệnh ợ khí, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Khi cơ thể mang bầu, trạng thái nhạy hơn với những phản ứng xung quanh. Những điều này như báo hiệu để bà bầu quay về bản thân, chăm sóc, yêu thương, dưỡng nuôi, hiểu về chính mình. 

Tổn thương ký ức và sự chưa sẵn sàng, tự tin để nuôi dưỡng một đứa trẻ

Trong một buổi đặt tay chữa lành, một người mẹ trẻ với tình trạng sức khỏe mệt mỏi, cảm thấy người không có sức sống, thường bị nôn khan (có thể bị cả ngày, nhất là khi ăn), vùng dạ dày luôn chướng khí, toàn thân ê ẩm đau nhức. Thường bị đau thắt lưng, đau đầu, cổ vai gáy, và kèm theo đó là bị bướu cổ. Bạn có chia sẻ ngoài sức khỏe, bạn gặp khó khăn trong việc kết nối với người thân trong gia đình, đặc biệt là với mẹ và chị gái.

 

Image by Pandanna Imagen from Pixabay

 

Những nỗi ám ảnh từ khi có con lần đầu, bạn sợ hãi khi có đứa con thứ hai này. Cả hai vợ chồng đều không tự tin có thể chăm con, lo được cho em bé. Tận sâu trong bản thân bạn, là những chối bỏ của người thân, là con thứ và cảm nhận bị mọi người hắt hủi, thấy mình vô dụng. Những cảm xúc đau buồn khi nhớ về kỷ niệm với người thân, cho bạn cảm giác không tin tưởng vào chính mình, và bất lực với cuộc đời. 

Trong quá trình đặt tay, khi chạm vào những tổn thương trong cơ thể bạn: tim, dạ dày, bụng, vùng tử cung, vùng phổi, vùng cổ và vùng đầu, bạn bắt đầu khóc, và cứ ngỡ những điều này thật đắng cay, số phận mình thật éo le, bị chối bỏ, không bao giờ được công nhận. Đó như một tư tưởng nạn nhân, mình là nạn nhân của cuộc đời.

 

Image by Jacqueline Schmid from Pixabay

 

Những đau khổ của bạn thực sự có thấm tháp với những nỗi vất vả của mẹ?

Chúng ta có thể thấy đau khổ cùng bạn, đôi khi có những người sẽ trách móc “tại sao có những người mẹ lại vô tình và hắt hủi con tới như vậy”. Nhưng điều đó mới chỉ là một khía cạnh mà bạn nhìn dưới góc độ mình là nạn nhân của người thân. Khi giải tỏa những cảm xúc của bản thân, những mạch cảm xúc tuôn trào, lòng bạn thấy nhẹ nhàng, bạn được quay về để hiểu mẹ hơn. Bạn không thể ngờ rằng, những tổn thương của mẹ còn nặng nề hơn bạn.

Mẹ cũng từng trải qua những thời điểm mà cảm thấy chính ba mẹ mình hắt hủi, mẹ luôn hỏi “có phải con là con nuôi, được bố mẹ nhặt về nuôi không?”. Suốt những năm tuổi thơ cảm nhận bị phủ nhận, mẹ cũng căm hận cha mẹ đẻ của mình. Rồi tới khi lập gia đình, sống cảnh luôn bị để ý, đối xử như không được chấp nhận, cuộc sống của mẹ rất ngột thở. 

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Quang Nguyen vinh từ Pixabay

 

Hiểu mẹ để hiểu về sự phản ánh mẹ đã từng như bạn, bạn đang là mẹ chỉ ở một bối cảnh khác

Những ngày ba đi làm xa nhà, nhiều khi mẹ đã có những tư tưởng không tin tưởng vào đàn ông, coi đàn ông là những người không đáng tin, mẹ luôn cảnh giác. Chính vì vậy, cũng có thái độ như vậy trước chồng của bạn. Mẹ trải qua những khoảng thời gian căng thẳng, trầm cảm, khi bị phản bội. Và một loạt căn bệnh trên thân mà mẹ đang trải qua: ung thư gan, ung thư thận (mà như bác sỹ nói là bắt đầu và tích tụ từ hơn 20 năm trước).

Khi được dẫn và hiểu về mẹ, bạn nhận ra mình chính là mẹ, bạn đã phản ánh phần nào mẹ trong đó. Khi nhìn thấy bạn, mẹ co rúm người và phản ứng, như một cách chối bỏ chính bản thân mình, và mẹ đối xử với bạn như một cách hắt hủi. Không còn là nỗi đau của bản thân, là nỗi đau của mẹ, mà bạn chưa bao giờ chạm tới, chưa bao giờ có thể hiểu mẹ, có thể chia sẻ với mẹ. Sự bao dung, tha thứ của dạ dày, thấu hiểu và tình yêu của trái tim để bạn kết nối lại với mẹ. 

 

Image by silviarita from Pixabay

 

Hiểu về sự kết nối với bản thân, cùng chế độ ăn uống, ảnh hưởng tâm lý ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Sau buổi đặt tay, bạn thấy nhẹ lòng hơn, cảm giác sắc thái thay đổi, tươi sáng hơn. Nhưng hơn tất cả, là bạn nhận ra, cơ thể đang báo hiệu cho bạn rất nhiều thứ để bạn kết nối lại với bản thân, để hiểu về nó. Hiểu cái dạ dày nó thực sự cần ăn gì, thức ăn gì là phù hợp, em bé báo hiệu với bạn điều gì (sự nghỉ ngơi, đừng coi thường mọi thứ).

Quan sát từng ngày với những đổi thay trong cơ thể, dạ dày đón nhận đồ ăn và phản ứng ra sao. Bạn nhận ra, hóa ra từ trước tới giờ là “bạn ăn theo người ta nói, chứ không hề hiểu gì về cơ thể mình”. Vấn đề này rất nhiều người gặp phải, ngay cả thậm chí người không có bầu cũng vậy.

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Comfreak từ Pixabay

 

Bạn có thực sự hiểu về chế độ ăn phù hợp với mình?

Mình đã đặt tay cho nhiều người, người ăn chay, thậm chí bản thân mình cũng vậy, mình ăn theo người ta nói rất nhiều, mà không hề ăn theo cơ thể muốn. Có những mảng bột bị đóng cặn ở thành ruột, nó sình hơi ở đó, khó tiêu, chế độ rau xanh rất cần thiết với vùng dạ dày của chúng ta.

Và điều cần làm là hãy kết nối với cơ thể, để hiểu thực sự nó cần gì, muốn gì, mà không phải do bất kỳ ai lựa chọn cho nó. Đó là sự kỳ diệu của cơ thể, nó có thể tự chữa lành một cách tự nhiên, khi nó được kích hoạt và tôn trọng! Mình xin chia sẻ lại quá trình đặt tay cho bạn!

Quá trình đặt tay

Khi vừa đặt tay vào người, cảm nhận lưng đau, dạ dày cương, đau vùng sau đầu, sau cổ và 2 vai. Kết nối ở tim, đụng vào một khối kim tự tháp tam giác đang xoay, làm ngực bên phải khá đau, ê ẩm ra 2 thận. Cơn đau trên đầu bắt đầu xả xuống 2 vai. Khối kim tự tháp là một cái khối được cài đặt vào vùng tim, cảm nhận sự kết nối về không gian không ổn, hay về chỗ dựa, người đồng hành với bạn đời chưa được ổn định, vững chắc.

 

Photo by Suhyeon Choi 251615 from Unsplash

Photo by Suhyeon Choi 251615 from Unsplash

 

Bắt đầu xả ra phía sau tim, trạng thái một mình, đơn độc, trạng thái yêu thương bản thân, bảo vệ bản thân. Tiếp đó là hình ảnh một cô gái, ngồi trong một căn phòng trống tối thui, tất cả các cửa được đóng lại, cô này gào thét, đập cửa, nhưng không ai nghe thấy.

Căn phòng ở giữa nơi hoang vu hẻo lánh, một cảm giác rất bất lực. May có chia sẻ, đã từng mở những dòng thời gian bị cưỡng bức, và bỏ mặc kêu gào ở những căn phòng tối, không có ai giúp đỡ. Kim tự tháp và hình ảnh là nơi giam giữ những mảnh còn dính mắc với trạng thái bất lực, bỏ rơi, cô đơn, lạnh lẽo, coi mình là nạn nhân.

Những ký ức cứ ngỡ là đắng cay của cuộc đời

Đụng vào mạch cảm xúc ở tim, là một loạt những ký ức bị chối bỏ mặc, cô đơn từ mẹ. Những tổn thương của bản thân trong cuộc sống, từ nhỏ, đi học, học đại học tới khi kết hôn, sinh con (bị mẹ và mọi người chê bai, có những câu chỉ chích May vô dụng, những sự so sánh, thậm chí đã từng bị bạo lực học đường, bị thất hứa…

 

Image by Nina Garman from Pixabay

 

Rất nhiều tổn thương từ nhỏ (đó cũng hiểu lý do vì sao May sẽ có tư tưởng mình là nạn nhân của người khác, nhưng lại là thủ phạm với chính bản thân mình – sự chối bỏ bản thân, mình tự ti, không bằng người khác, không dám bứt phá khẳng định mình. Cơn đau tiếp tục dồn lên cổ, cảm nhận có những cục nghẹn ở cổ, từ trên đầu với những mảng đen trong đầu đang xả ra đi dọc xuống cổ, ra 2 vai, đi ra sau tim.

Gợi nhắc tới những ký ức bị ám ảnh trong đầu May, bạn có xu hướng nhìn về quá khứ nhiều hơn, nên cản trở phần nào việc nhìn về tương lai. May có chia sẻ rằng hầu như bạn đều sống trong quá khứ, gặm nhấm nó.  Cơn đau tiếp tục ở vùng gan (sự chần chừ, nhút nhát, không dám hành động), với nhiều ký ức mà trạng thái chần chừ được bộc lộ (chịu đựng để kiểm soát, nuốt giận vào trong mình…).

Tổn thương luân xa 3 – sự tự chủ và vùng bụng với sự kết nối với mẹ

Tiếp tục, đau râm ran và xả ra 2 thận, cơn đau chạy tiếp sang bên lá lách (những điều May muốn làm, thích làm), bị cương cứng vùng này, với rất nhiều thứ bị cản trở từ khi còn nhỏ, mà cụ thể điều Nguyên nhớ lúc đó là việc xin ra ở riêng, cảm nhận như lúc nào mẹ cũng muốn kiểm soát. Rất nhiều sự phủ nhận, không cho làm, tích tụ dần ở đó. Vùng này đau quặn và buốt ra 2 thận, dọc theo sống lưng. 

Việc xả ra 2 thận rất rõ, cảm nhận bị khô thận, những nỗi sợ hãi: sự đơn độc, sự chối bỏ, sự mất phương hướng hay cân bằng trong cuộc sống. Ở bụng có những cơn đau râm ran (kết nối tình mẫu tử – kết nối với mẹ, với con cái mình – đều đang có vấn đề). Cơn đau tiếp tục xả xuống dưới phía sau luân xa 2 (phần tử cung) – về tính nữ, không thoải mái với việc sáng tạo một đứa trẻ, hay sự chối bỏ bản thân. Phần dạ dày khá nhiều khí ứ đọng ở trong đó, với nhiều câu nói của mẹ đọng lại ở đấy, những tư tưởng, suy nghĩ chưa được giải phóng ra. 

 

Image by cocoparisienne from Pixabay

Image by cocoparisienne from Pixabay

 

Healing vùng luân xa 3 (gan, lá lách, dạ dày), May được gợi về sự phán xét, những phán xét của mẹ, của hàng xóm xung quanh dành cho bạn. May cũng được gợi lại mình có những phán xét, câu nói dành cho mẹ với bạn bè, trong rất nhiều năm của tuổi thơ, như kiểu buộc tội và kể xấu về mẹ với bạn bè. Thậm chí trong công việc, bạn sống với những người thường nói xấu người khác, đôi khi bạn cũng ùa mình vào và đồng hóa với họ.

Sự thật nào cũng có hai mặt: bản thân mình bị hại, nhưng mình cũng đã từng hại người khác

Sau này khi nghỉ việc, May nhận ra họ cũng từng nói xấu bạn nhiều. Một vấn đề đều đến từ hai mặt, mình phán xét người khác, sẽ có người khác phán xét mình, đó là bài học về tầm nhìn, sự chấp nhận hiện thực và làm chủ bản thân. May nhận ra bản thân mình chưa vững vàng, dễ bị lay động, tác động (điều khiển suy nghĩ, thái độ, thậm chí lời nói của mình).

Đó cũng là lý do cột sống của May khá yếu, không ngồi thẳng được, có xu hướng thích nằm hay dựa hơn. Khi mình yếu thân, thì những lời nói của người khác dễ tác động lên, những câu nói khiến bản thân bám chấp, như trạng thái May đồng ý cho người khác ném đồ vào mình. 

 

Image by Harmony Lawence from Pixabay

 

Chạm vào những nỗi đau của mẹ để thấu hiểu hơn thay vì coi mình là nạn nhân của mẹ

Những hình ảnh về mẹ bắt đầu xuất hiện, với những ký ức tổn thương của mẹ: bà ngoại cũng có phần chối bỏ mẹ, khiến mẹ có suy nghĩ mình có phải là con nuôi không. Rồi tới khi lấy chồng, chịu những áp lực của bà nội, hay sự không thấu hiểu của bố.

Mẹ May cũng đã đơn độc rất nhiều. Những khó khăn của mẹ, hay những căn bệnh mẹ đang trải qua, cho May nhận ra mẹ có những tổn thương rất nhiều so với bạn. Những điều mẹ không tha thứ hay buông bỏ về người khác là điều rất đỗi bình thường. 

Tiếp đó đụng tới trạng thái ngột thở, hụt hơi ở phổi là cùng những tư tưởng thiếu: thiếu tình yêu thương, thiếu sự đồng hành, chia sẻ, thiếu tiền, thiếu động lực, thiếu sự hậu thuẫn (May đã chạm vô một loạt ký ức mà mình không được sự hỗ trợ về tài chính, giúp đỡ từ gia đình… Những thứ May bộc lộ, bản thân thấy mẹ như đang nhìn thấy chính mẹ trong May, và bản thân mẹ cũng có sự chối bỏ bản thân mình sâu sắc. 

 

Image by Jonny Lindner from Pixabay

Image by Jonny Lindner from Pixabay

 

Healing với nước – sự thả lỏng, bao dung, dưỡng nuôi và tình yêu

“Healing” với sự thả lỏng, bao dung, chấp nhận của nước, trên đầu là những màng chắn cản trở nước xuống, có những màng bám trong người May rất lâu và nhiều, thậm chí điều khiển suy nghĩ, lời nói (dọc từ đầu xuống cổ, có màu vàng, ám đen), đôi khi là còn là nhận thức tầm nhìn của May. Sự ám ảnh về phải trái đúng sai.

May luôn khao khát, cuộc sống là một nơi rất bình yên, mọi người yêu thương kết nối với nhau, một thế giới thần tiên, nhưng đó chưa phải là hiện thực. Đôi khi với mong muốn đó sẽ chối bỏ hiện thực, chối bỏ gia đình, chối bỏ tổ tiên.

Hiện thực tồn tại cả 2 mặt, và May cần là thích ứng với điều đó với sự bao dung, tha thứ, chấp nhận và tình yêu ở tim. Cũng như dội về việc những ganh đua, phán xét, những mặt xấu trong công việc cũng khiến May không chấp nhận và quyết định nghỉ việc.

 

Image by Maxime Therrien Arel from Pixabay

 

Tháo gỡ những cài đặt, giam hãm và sự điều khiển hay ám ảnh tâm trí

Nước ở trong tim tràn ra và khối kim tự tháp tan dần, căn phòng tối cũng tan ra. Tiếp đó, xuống phía dưới dạ dày, cơn đau đến, sau đó nhẹ nhàng hơn, xuống dưới bụng, tử cung, và xả hơi ra hậu môn. Đó là kèm theo cảm xúc với mẹ, sự buông bỏ, nhẹ nhàng, yêu thương hơn. Xả những ký ức hay tiêu cực từ tim, phổi, cổ và đầu ra tay với những cơn tê.

Trên đầu, cổ, những thứ bám ở trong May lâu như chưa muốn đi ra (thể hiện sự co cụm lại, và không cho nước đi tới, cảm nhận bị xâm chiếm lãnh thổ và không chấp nhận điều này). Với sự thả lỏng và ý thức tổn thương của bản thân,  từ từ, toàn thân May thấy nhẹ nhàng. Bên May còn xả ngứa ra mũi.Toàn bộ cơ thể lúc này thấy bình an, muốn được nghỉ ngơi, thư giãn. 

 

Image by Sarah Richter from Pixabay

 

Tình trạng xả và cảm nhận ngay khi kết thúc buổi đặt tay

Trong quá trình đặt tay, phía người đặt tay bị xả khá nhiều khí lên cổ, hậu môn, ngứa qua da, đau ra 2 lòng bàn tay, đặc biệt tay bên trái, phần dọc từ cổ đến chân trái. Nôn ẹo và khạc nước, đờm ra khá nhiều, mũi chảy. Có từng đợt xả lạnh từ bên trong ra, May chia sẻ bạn phải đắp chăn, đặc biệt vùng chân. Kết thúc buổi đặt tay thấy nhẹ lòng, không có cảm giác bị nôn ói, bắt đầu có những giấc ngủ ngon và hoạt động dai sức hơn.