Tiếp tục trong ca chữa với người bệnh bị ‘tróc’ – chúng tôi tiếp tục đưa về sự nhiễm độc nặng nề trong cơ thể tới Gan và Phổi, thậm trí thận và máu của người bệnh. Đó chính là thuốc trừ sâu.

Nếu bạn đã từng tìm hiểu về chất độc dioxin được thả xuống Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, bạn sẽ thấy nó độc hại như thế nào. Đó cũng chính là thuốc trừ sâu hay còn gọi chất độc màu da cam. Với mục đích biến những cánh rừng trở nên xơ xác để những người lính không có chỗ ẩn nấp, và quân địch dễ dàng tiêu diệt họ.

Hàng triệu chất độc được rải xuống khắp những cánh rừng, đồng ruộng. Nó đã ngấm sâu vào đất, vào các mạch nước và vào cơ thể những người lính, thậm chí là với những người dân. Và ta đã thấy tác hại của nó như nào rồi đấy. Những thế hệ sau con cháu của họ, sinh ra với những cơ thể không bình thường. Những tổn thất này sẽ chẳng thể bù đắp nổi.

Và trong buổi đặt tay với bệnh nhân, chúng tôi đã được gợi nhớ về tuổi thơ của mẹ và bà ngoại của người bệnh. Thật chẳng dễ dàng gì để đón nhận điều này. Những độc tố ngấm từ người mẹ tới người con, tới con cháu họ.

Tuổi thơ của người mẹ với cuộc sống ở cánh đồng tràn ngập thuốc trừ sâu

‘Mẹ của người bệnh’ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê Bắc Bộ. Những ngôi nhà sát với những cánh đồng trải rộng mênh mông. Tuổi thơ ở vùng quê rất yên bình với những kỷ niệm với đám bạn trên những bờ đê, những ruộng lúa.

Chúng ta luôn ngỡ rằng, ở nông thôn không khí thật trong lành, thực phẩm thật phong phú và sạch sẽ. Nhưng sự thật thì không như ta tưởng. Trong những năm 1980 thời đó, dọc khắp các cánh đồng, người dân đã sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, hóa học cho các loại cây trồng.

Cứ mỗi vụ lúa hay hoa màu, những người ở đây thường hít hà mùi thuốc trừ sâu một cách bị động. Tất cả các ruộng lúa đều được phun thuốc, mỗi vụ lúa được phun ít nhất 2 lần: 1 lần khi lúa vừa mới được gieo trồng, sau đó là thời kỳ lúa lên đòng, có gia đình cẩn thận hơn còn phun cả khi lúa đang trổ bông.

Dù lúa hay rau, dưa chuột hay đỗ xanh… tất cả các loại cây đều được hoặc bón phân, hoặc phun thuốc. Thế là ‘người mẹ’ cũng quen với cuộc sống tiếp xúc với hóa chất đó. Những thứ thuốc đã ngấm vào đất, vào nước, vào thực phẩm và họ nạp hàng ngày, hàng giờ mà không hề hay biết.

 

anatomy-145696_1280 from Pixabay.com

anatomy-145696_1280 from Pixabay.com

 

Sự ảnh hưởng của thuốc trừ sâu từ bà ngoại và tới người mẹ của bệnh nhân

Tiếp đó, chúng tôi được gợi nhớ về tuổi trẻ, tuổi trung niên của ‘bà ngoại của người bệnh’. Cuộc đời của bà gắn liền với đồng ruộng. Mỗi vụ mùa, bà dòng dã phun thuốc cho 6,7 sào ruộng của gia đình. Thậm chí, có những thời gian, bà đi phun thuốc trừ sâu thuê. Ngoài thuốc trừ sâu, còn có cả những thuốc diệt cỏ phải phun trên ruột lúa hay bờ mương và những thứ  phân bón: phân đạm, phân lân.

Và vô tình, tất cả họ sống ở miền quê đó quen với việc hít hà thuốc trừ sâu, hay ngâm những bàn chân của mình trên những đồng ruộng đã được rắc rất nhiều phân bón. Sẽ chẳng ai biết về sự độc hại đó cả, tất cả đều mang cho sản lượng nông nghiệp cao hơn. Sẽ chẳng ai biết rằng, tất cả đã được ngấm xuống đất, trên những con sông, hồ trong ngôi làng.

Và tất cả dân làng đều dùng nguồn nước đó để sinh sống. Dù có bơm và lọc nước, các độc tố đó cũng chẳng thể tách khỏi dòng nước được, điều chúng ta nhìn thấy, chỉ là nước đã không đục và trong hơn. Ta tin tưởng đó là thứ nước sạch.

Cũng trong buổi đặt tay này, chúng tôi thấy những mảng đen rất lớn ở Gan, Phổi và Thận (thực chất cái này bị ngấm qua máu và ảnh hưởng tới Thận). Những vùng ảnh hưởng này giống như một vùng không gian bị chết, đóng kín lại và không ai có thể lui tới. Như những cái cây, vùng đất bị chết khô và đen xì. Những căn phòng trong đó đen đặc lại.

Sự ảnh hưởng của thuốc trừ sâu với những người thân trong gia đình

Khi chạm tới nó, chúng tôi được gợi nhớ một loạt kỷ niệm về thuốc trừ sâu, về cả thời kỳ trước khi ‘bà ngoại người bệnh’ mang thai, ‘người mẹ’ cũng đã hít nhất nhiều thứ đó. Những khoảng tối trong Gan và Phổi đã bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu. Và chứng về phổi của tất cả những người trong gia đình người bênh, được biểu hiện: thường xuyên bị nghẹn cổ hay khi vội vã, bối rối, phổi như ở trạng thái ngừng thở. Và những lúc như này nó ngừng cung cấp máu tới gan, khiến cho vùng gan cũng ảnh hưởng.

 

Gan và thuốc trừ sâu

liver-2934612_1280 from pixabay.com


Và thật tình cờ, chúng tôi phát hiện ra chứng viêm da cơ địa của người bệnh chính là việc độc tố bị dồn vào Gan và Phổi. ‘Người mẹ’ cũng bị chứng viêm da cơ địa khi còn nhỏ, sau này khi lớn nên thì bị nứt nẻ nhẹ mỗi khi đông đến chứ không hề nặng như người bệnh. Cô ấy còn mang virus viên gan B trong người. Những độc tố được di truyền trong máu từ mẹ sang con, Gan của người mẹ bị tổn thương, và gan của đứa con cũng vậy.

Sau một loạt các buổi đặt tay cho người bệnh, với các kỹ thuật lửa, khí, nước thì tôi nhận ra việc xả ngoại biên và dùng Nước Đất để lọc và dưỡng là hiệu quả hơn cả. Trong thời gian này, người bệnh bắt đầu bị xả trược khá nhiều ở các vị trí: chân, miệng, đầu ngón tay. Ngoài ra, việc xả trược còn biểu hiện qua cả bộc lộ về tâm lý: bực bội, cáu gắt, hung bạo, không lắng nghe và mất kiểm soát. Tình yêu thương, sự nhẹ nhàng của ‘nước’ sẽ xoa dịu tâm lý này. Nước ở đây chính là sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn và linh hoạt của những người xung quanh đối với người bệnh.

Mọi thứ diễn ra trong 15 ngày thì các vết thương khô và bong ra khỏi cơ thể. Tâm lý người bệnh bắt đầu dễ kiểm soát hơn. Và đặc biệt, thể hiện sự yêu thương rất rõ ràng. Người bệnh này chính là một đứa trẻ hơn 3 tuổi. Thật không dễ dàng để có thể nhìn 1 đứa trẻ bị đau đớn với những cơn đau, ngứa bởi viêm da cơ địa và những nổi loạn trong tâm lý.

Và việc chữa lành còn tiếp tục với những biểu hiện ở vùng đầu. Nơi mang những tâm lý sợ hãi của chính nó, cũng chính là tư tưởng có trong cha mẹ nó. Và tôi xin chia sẻ những buổi chữa lành đó ở các bài viết sau.