Thời gian dịch bệnh, trẻ con nghỉ ở nhà, sự ngột thở từ cả phía bố mẹ lẫn con cái, cũng làm đầu óc và tim phổi của chúng ta bị tổn thương. Những cảm xúc bí bách, bức bối, nóng giận trút lên nhau. Những đứa trẻ có thể bị ho, sặc khi ăn hoặc uống nước.

Mình xin chia sẻ việc đặt tay cho một bé, bị ho liên tục, ảnh hưởng bởi khá nhiều thứ xung quanh. Hi vọng, chạm được vào phần nào giống như những đứa trẻ khác gặp phải tình huống tương tự. Và điều chúng ta có thể làm rất đơn giản, là thấu hiểu và kết lại cùng với trẻ, cho trẻ sự thoải mái vốn nên có dành cho chúng.

Biểu hiện và ảnh hưởng từ đồ ăn, lời nói từ người lớn

Biểu hiện của bé là khoảng 2-3 ngày trước đó, cứ khoảng 9h tối là ho khá nhiều. Và đặc biệt ngày hôm qua, bé có biểu hiện là ho vào khung giờ khác là lúc 3h chiều. Khi đặt tay ở vùng phổi, cảm nhận sự lạnh trong đó ảnh hưởng bởi thực phẩm, người mẹ chia sẻ mấy ngày gần đây, bé có ăn những đồ lạnh: ăn hoa quả để trong tủ lạnh, sữa lạnh, ăn linh tinh trong thời gian dài trước đó v.v…

 

Hình ảnh được cung cấp bởi André Santana từ Pixabay

 

Cảm giác tiếp theo là nặng đầu, ở phổi và cổ có những thứ tua rua, cảm giác rất ngứa cổ và vướng víu. Chạm vào trạng thái của bé khi phải nghe những lời chê bai của những người xung quanh, sự ngột thở và bí bách. Bé muốn gầm gừ, muốn hét lên, muốn điên loạn nhưng càng làm vậy, bé càng cảm thấy bị tấn công nhiều hơn. Một cảm giác rất thiếu an toàn ở trẻ nhỏ.

Game bạo lực và sự tác động mạch tới não bộ

Phần đầu trẻ là một cảm giác nặng trĩu, ong ong như những người khi ở trạng thái cảm sốt. Những thứ đè nén trong đó là những suy nghĩ, hình ảnh mang tính hành động cao, tác động bởi thiết bị điện tử như điện thoại, iPad. Mà cụ thể là game đánh nhau, bắn pằng chíu mà dạo gần đây bé được chơi hay xem người lớn quanh mình chơi.

Ngoài ra, còn ảnh hưởng bởi trò chơi mà bé được hướng dẫn chơi là trò phi kiếm. Những thứ bụi khí tồn lại trong đầu, khiến bé nặng trĩu đầu, không được giải phóng ra ngoài. Khi đặt tay tại vùng đầu, việc xả ra 2 bên thái dương, đằng sau gáy, đi theo 2 bờ vai và ra tay. Một phần khác đi lên đầu, và xuống cổ. Ở tim là những tổn thương khá mong manh về cảm xúc: chơi vơi, thất thần.

 

Hình ảnh được cung cấp bởi Bruno Marques Bru từ Pixabay

 

Sự không công bằng và cảm nhận của trẻ với ba mẹ

Lần đặt tay tiếp theo, mình đụng tới những khối bột xám, trông như những sợi lông của khỉ đột, vướng ở trước tim. Khi chạm vào đó, mình bị rùng mình vì xả lạnh. Đó là sự cô đơn, sự trống trải, sợ hãi ở trong tim. Những tổn thương về lời nói, hành động từ ba mẹ tác động lên bé. Cảm nhận sự bất công tới từ ba mẹ: ba có thể làm cái này, tại sao con không thể, tại sao ba mắng con hoài v.v… Rất nhiều thứ ngột ngạt và muốn khóc ở trong tim, nó cho trẻ ở trạng thái bất lực, cảm thấy bất công, bất công vì ba mẹ làm việc mà con không được làm, ba mẹ không chơi với con…

Việc trẻ nhỏ ở nhà trong mùa dịch, không được ra ngoài chơi, việc chúng được tiếp cận xem tivi, điện thoại, IPad là phần lớn, ảnh hưởng không nhiều, cho chúng cảm giác bí bách. Chưa nói chúng còn thường xuyên bị la mắng, cấm đoán. Chúng ta cứ thử nghĩ bản thân mình xem, ở địa vị cấm đón đó, chúng ta có lẽ còn điên loạn hơn chúng.

Thay đổi lối sống, thay đổi thái độ, sức khỏe sẽ thay đổi

Khi chạm vào sự cô đơn của đứa trẻ, người mẹ hiểu việc cần kết nối với con rất quan trọng. Kết nối về hiện thực và tương tác thực sự, chứ không phải là cho con những thứ mà cô thấy thoải mái. Ngay lúc đó, nhận ra việc tổn thương của con từ những gì được chia sẻ, cô dành thời gian chơi cùng con. Khi đứa trẻ thấy có sự tương tác đó, chưa tới 5 phút sau, chứng ho của nó tự động giảm, và nó thì chơi bình thường. Và chứng ho không còn bị tái phát nữa.

 

Photo by Quang Nguyen Vinh from Pexels

Photo by Quang Nguyen Vinh from Pexels

 

Còn về phía người đặt tay, việc xả nước mũi, nước mắt, ho (y chang trạng thái của bé) dội ra liên tục, việc xả lạnh ở tim phổi. Và tối đó, bé không còn bị ho nữa, trở lại bình thường. Và người mẹ hiểu rằng, việc ý thức dành thời gian bên con những ngày này rất quan trọng.

Chúng ta không cần phải dành cả ngày cho chúng, nhưng sẽ có những khoảng thời gian nhất định, trẻ cần chúng ta chơi cùng, chỉ cần 10-15 phút thôi, mọi thứ cũng khiến mọi thứ thay đổi: cho trẻ hứng thú, có sự đồng hành, sự công băng, để cảm nhận không còn cô đơn, bị bó buộc hay áp bức.