Trước kia, khi con còn nhỏ, mình có gom được mấy bài đơn giản để dùng khi con bị ốm vặt. Giờ chia sẻ với mọi người mấy món này, hi vọng giúp ích được khi cần thiết. Cảm ơn hội thực dưỡng, phương pháp Đông Y, sách thực dưỡng (mình không nhớ cuốn nào – bởi trước đọc nhiều sách quá) và Thiền chữa lành. Nhờ những chia sẻ, tìm hiểu, học hỏi và thực hành, những thực phẩm, những phương pháp này đã đồng hành và rất hữu ích với mình trong quá trình mang bầu và nuôi con không dùng thuốc.

1. Trà bình minh với chứng cảm cúm

Khi mang bầu, mình rất tự tin với chứng cảm cúm. Trà bình minh có hiệu quả rõ rệt với gia đình. Lại là thực phẩm tự nhiên và có sẵn trong nhà, mình không lo bị cúm đánh vật. Hơn thế nữa là không phải dùng thuốc.

Thành phần của trà bình minh gồm: nước lá trà già (hay trà bancha), bột sắn dây, nước cốt gừng, mơ muối, tương tamari. 

Cách làm:

Đây là cách mình thường làm, mọi người có thể lựa chọn cách tiện lợi với mỗi người.

  • Đun như sắc thuốc lá và để sôi liu riu khoảng 15p
  • Gừng ép lấy nước cốt (cái này tùy các mọi người làm, mình thường giã gừng, sau đó ép tay qua cái rây lọc nhỏ), mỗi cốc trà 300ml, mình chỉ dùng khoảng 3,4 giọt nước cốt)
  • Dầm 1- 2 quả mơ muối (mơ lâu năm chất lượng cũng sẽ khác).
  • Hòa bột sắn dây tan với ít chút nước lọc (mục đích để hòa tan bột sắn, để không bị vón cục khi đổ vào nước trà. 
  • Khi mọi thứ đã sẵn sàng, mình đổ nước trà nóng vào cốc có chứa: nước cốt gừng, mơ muối đã dầm, bột sắn dây đã hòa tan (lúc này cũng đổ trà qua 1 cái rây lọc cho nước trong, bởi lá trà thường có lá vụn). Sau đó, khuấy đều, tiếp theo cho khoảng 3 – 4 giọt tương tamari vào, khuấy đều tiếp. Thế là có một cốc trà bình minh để uống rồi.

 

Thành phần trà bình minh

Thành phần trà bình minh

 

Trà này thường dùng vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy, chưa ăn và uống gì. Nó tốt cho tiêu hóa, ấm người. Khi uống cốc trà này, người thường ấm lên, mồ hôi toát ra, như trạng thái xông hơi, đầu óc tỉnh táo, nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt mũi bị nghẹt thì thông hơn. Cái này tùy vào tình trạng bí bách của mỗi người, mà đạt hiệu quả khác nhau. Mình thường làm 1 lần là tình trạng ngạt mũi giảm, chính vì vậy mà mình thấy món này rất hiệu quả.  Mọi người có thể mua các thực phẩm trên ở các cửa hàng thực dưỡng.

Nắng biển, gió biển và nước biển có giúp chữa lành?

Ngoài ra, còn một cách mà mình thấy khá hiệu không kém cách trên, không cần làm gì, chỉ cần đi chơi thôi. Cách này phù hợp với những ai ở gần biển. Mỗi lần chồng hay con bị ho, cảm cúm, cả nhà mình đều rủ nhau đi biển. Nắng biển, gió biển và nước biển rất tốt cho sức khỏe.

 

Image by yourstagedrama from Pixabay

Image by yourstagedrama from Pixabay

 

Mọi người trong Đà Nẵng khi tắm biển đều nói “nước biển giúp xương chắc khỏe”, cái này mình không rõ, nhưng có lẽ họ còn ăn hải sản nữa. Riêng nhà mình, ăn chay thì chỉ đi tắm biển thôi. Chơi ngoài đó khoảng 1 tiếng, nước mũi cứ chảy ròng, về nhà là trạng thái sổ mũi, ho giảm liền, đầu óc thông thoáng và mát mẻ. Nhưng hãy ra biển lúc nắng ấm chút, vào sáng sớm quá sẽ bị lạnh, lúc 6-9h sáng khá là ổn. Nước biển còn chữa lành những vấn đề về da rất ổn như ngứa, mụn, vết thương…  

2. Ho và đờm

Khi con dưới 1,5 tuổi, mỗi lần con ho, mình thường dùng nước ép củ cải và dầu mè gừng để tiêu đờm cho con. Mình cũng có chia sẻ với bạn bè, có nhiều bạn làm khá hiệu quả, nếu trẻ đã dùng kháng sinh, sữa hay thường sử đồ ăn tinh chế thì mình không chắc có kết quả tức thì. Mình nhớ trong Đông Y có bài củ cải chữa phổi rất tốt, họ ép nước cốt đem uống. Với trẻ con thì làm cách khác. Nước này rất dễ uống, ngọt, mát, khá ngon, khác hẳn với vị củ cải hăng hăng khi luộc hoặc xào.

 

anatomy-145696_1280 from Pixabay.com

anatomy-145696_1280 from Pixabay.com

 

Cách làm: mình giã nát mịn củ cải, đem ép lấy nước qua cái rây lọc, nếu mọi người có máy ép, có thể dùng máy ép để dễ dàng hơn. Sau đó, thêm nước lọc vào nước củ cải theo tỉ lệ 1:1, đem đun nhỏ lửa tới khi sôi thì tắt bếp (nhớ chú ý đun nhỏ lửa, chứ không là dễ trào ra lắm). Tiếp đó, chỉ chờ nguội nguội là con uống được rùi. Món này bạn nhỏ nhà mình khá thích, mình thử cũng thấy thiệt ngon.

Mình thường cho con uống 1 ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 100ml. Và chỉ uống tối đa liên tục trong 3 ngày thôi. Mà với trẻ con dùng thực phẩm tự nhiên thường xuyên, thì nước này có kết quả ngay trong ngày đầu tiên.

Trà Củ sen

Ngoài ra mọi người có thể cho trẻ uống trà củ sen (nếu trẻ trên 1 tuổi thì có thể cho chút xíu gừng vào trà), có thể sơ chế các món ăn với củ sen (kho, nấu canh, làm nộm). Củ sen là thứ củ cũng rất tốt cho phổi. 

 

Thành phần trà củ sen

Thành phần trà củ sen

 

À, còn một cách giảm ho, viêm họng rất hiệu quả đó là ngậm mơ muối. Mình đã mấy lần bị nhiễm lạnh sau sinh, ho như quốc. Ngậm quả mơ là đỡ liền, có thể ngậm qua đêm, nếu thường ho vào đêm. Ngoài ra, mơ muối còn chữa lành vấn đề nhiệt miệng, viêm lợi, mệt, say tàu xe rất hiệu quả. Mẹ mình mỗi lần đi xe khách đi đâu đều thủ sẵn lọ mơ trong người. Mọi người có thể tìm cách tự ngâm mơ, mình cũng thấy không khó khăn lắm. Mà tự ngâm, ngửi mùi thơm khi mơ đã chín thì tuyệt vời, nó kiểu nhẹ nhẹ, mát mát, thật khó tả.

Dầu mè gừng

Một cách khác để tiêu đờm cho trẻ khi bị mất tiếng, đó là dầu mè gừng

Gừng mình cũng đem giã và ép lấy nước cốt, pha với dầu mè theo tỉ lệ 1:1. Sau đó khuấy đều, rồi đem xoa vào vùng ngực trước và sau của trẻ, như trạng thái matxa thư giãn. Sức nóng của gừng sẽ giúp tiêu đờm, thoáng phổi. Dầu mè đi kèm giúp da trẻ không bị nóng của gừng tác động lên, ngoài da dầu mè cũng có tác dụng chữa lành da và vết sưng, đau rất tốt.

3. Sốt

Với trẻ khi sốt thì khá là mệt. Mình cũng từng thử đủ cách, dùng các loại lá đắp lên người trẻ, nhưng trẻ thường thấy khó chịu, không hợp tác, miễn cưỡng và vứt nó ra khỏi người. Các đánh gió này nhanh, trẻ được matxa cũng thấy dễ chịu.

Chuẩn bị:

Đồ bằng bạc, trứng gà có trống (là loại trứng gà có kết hợp của gà trống và gà mái – loại này chắc mua trứng gà quê thì dễ có, thường có 1 đầu nhọn và 1 đầu tròn).

 Mỗi lần đánh, có thể dùng hết 1-2 quả, nhưng có thể nhiều trẻ bị nặng, cần xả nhiều thứ ra, sẽ phải dùng nhiều hơn . Mọi người đem luộc trứng,bóc vỏ sau đó bỏ lòng đỏ, đặt vòng bạc vào lòng quả trứng (có thể cho củ hành khô đập dập và tóc rối vào cùng). Sau đó, đặt quả trứng này vào 1 chiếc khăn mềm (khăn mùi xoa chẳng hạn), rồi túm chặt lại. Hãy nhớ đánh khi trứng còn nóng nhé. 

 

Photo by VisionPic.net from Pexels

Photo by VisionPic.net from Pexels

 

Cách đánh gió:

Mình bắt đầu đánh từ phía trước cơ thể, nhẹ nhàng từ trán, theo sống mũi, 2 mang tai xuống cằm, cứ dọc từ trên xuống, không đánh lộn ngược lên. Phía sau người dọc theo cột sống của trẻ (từ gáy ra 2 cánh tay  bàn tay, nhớ đánh xuôi từ trên xuống, rồi tiếp từ cổ xuống theo cột sống, xương sườn, tới tận đốt xương cụt, tiếp tục đánh xuống chân, ra bàn chân). Đánh tới khi nguội trứng, lòng trắng mịn thì dừng, tiếp tục dùng quả trứng khác.

Lưu ý khi  đánh xong, vỏ bạc bị đen, mọi người có thể dùng cát, tro hoặc than tre cọ lại để vòng bạc sáng trắng hơn (có cách luộc vòng bạc lên, nhưng mình thấy hơi lâu, cách cọ trong cát là nhanh nhất), cọ xong trần hoặc cho vào nồi luộc trứng 1 lát là ổn. 

Thường khi con sốt, mình đánh 1- 2 lần là thân nhiệt con hạ. Tuy nhiên có những việc thải độc cần sốt nhiều ngày hơn. Khi đó cách mình làm đó là ôm con,ở cạnh con. Khi bị sốt, con cũng không thích ăn uống gì đâu, tôn trọng điều đó, con khát nước thì để con uống nước. Khi khỏe trở lại, con tự động thích ăn, mà chúng ta không cần ép uổng gì. 

Cho trẻ ăn gì khi sốt?

Ngoài ra, khi thấy cần cho ăn, có thể nấu bột sắn dây, cho chút ít mơ muối và tương tamari cho con dễ ăn hơn – món này cũng giúp con tỉnh táo và khỏe hơn. 

 

Có công mài sắc, có ngày lên kim

Photo by DSD from Pexels

 

Nói về tình yêu, hay sự dưỡng nuôi của người mẹ khá mơ hồ trong việc xoa dịu những tổn thương trong con. Nhưng thực sự nó rất hiệu quả đấy. Sự thật rõ ràng là lúc con ốm, chúng ta làm sao mà đứng yên được phải không? Lo sốt vó tìm mọi cách hạ sốt cho con, nhìn con thương lắm. Có lẽ mình chọn cách không dùng thuốc, nên có lẽ lòng tin và sự lì lợm trong mình nó lớn chăng?

Nhưng  khi chúng ta ôm con, hoặc ở cạnh con lúc con sốt (con đang cần mẹ ở bên), hãy đừng lo lắng nhiều việc phải làm. Việc này việc kia, hãy gạt hết việc lặt vặt qua 1 bên (làm việc cần thiết thôi), chúng ta sẽ thấy trỗi dậy nhiều thứ khác. Các bạn hãy thử xem nhé! 

Triệu chứng của bệnh tật có thực sự sẽ hết?

Tuy những cách trên là một biện pháp thường làm, nhưng theo trải nghiệm của bản thân, mình chỉ phần nào xử lý ở mặt vật lý của trẻ, chứ tận sâu nó thì chưa hết, nghĩa là trẻ cũng sẽ vẫn bị lại khi chúng sử dụng thực phẩm không đảm bảo, hay môi trường v.v… Chúng ta sẽ hiểu 1 cơn đau hay triệu chứng là biểu hiện bị tổn thương của một vùng nào đó trên cơ thể.

 

Phổi và sự sống

Ioey-kyber-115166-unsplash

 

Vùng này bị tổn thương theo nhiều cách: thức ăn, môi trường, không khí… nhưng cái nặng hơn đó là về cảm xúc hay tư tưởng. Những thứ bị dồn nén ở đó của trẻ, gây ra những triệu chứng và trẻ thường xuyên bị tái phát. Phổi là trạng thái của sự đủ đầy: về hơi thở, hô hấp, về tình yêu thương v.v…

Khi nó có vấn đề, nó biểu hiện mặt ngược lại về cái thiếu: thiếu hơi thở, thiếu nguồn lực, thiếu tình yêu thương v.v… Và khi đó, chúng ta lại cần phải thay đổi về cách sống, về thái độ, về tư tưởng, tương tác của mình dành cho nhau. Như vậy là chúng ta cũng đã trả lời cho câu hỏi “khi nào thì hết bệnh?” được rồi phải không?