“Gieo suy nghĩ gặt hành động

Gieo hành động gặt  thói quen

Gieo thói quen gặt tính cách

Gieo tính cách gặt số phận”

Đây là câu nói thường thấy trong những cuốn sách về động lực thành công. Khi nghe hay đọc những dòng trên mọi người thường nghĩ tới điều gì? Có phải đơn giản là thay đổi suy nghĩ, nghĩ tích cực thì sẽ chữa lành, thay đổi được số phận bản thân không? Và có bao giờ bạn hỏi, làm thế nào để hiểu suy nghĩ này đến từ đâu?

Trong chữa lành Timeline và Bàn tay chữa lành, việc chạm tới tầng tư tưởng và quan sát đa tâm đến trạng thái tư tưởng là khi ta đi đến gốc rễ của chữa lành. Chúng ta nhận ra những tư tưởng đối lập tiêu cực hay tích cực không có nghĩa là chúng ta cân bằng được suy nghĩ hay tư tưởng của mình. Chúng ta chỉ chữa lành khi chúng ta thực sự chuyển hóa được năng lượng ký ức hình thành nên những suy nghĩ, tư tưởng này.

Nền tảng đưa đến những hành động thường  đến trong suy nghĩ của chúng ta, hay gọi là tư tưởng gốc. Nó quyết định đến tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, hành động và sức khỏe. Khi tư tưởng gốc hình thành, sẽ tạo nên kiểu trải nghiệm đặc trưng điều hành cuộc đời của chúng ta. Nó có thể đến từ một sự kiện nào đó trong đời, có thể là trải nghiệm khốc liệt, hoặc có thể rất đỗi bình thường với người khác nhưng tác động ghê gớm tới chúng ta. Và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là một điển hình.

Những hành xử của người lớn có ảnh hưởng tới con trẻ?

Đọc câu truyện này cùng với sự liên hệ của người thiền tới hiện tại, chắc hẳn chúng ta sẽ nên nhìn lại cách hành xử của  mình với con trẻ. Đôi khi một lời trêu trọc, một lời đe dọa, hay chê bai của mình cũng làm thay đổi 1 đứa trẻ. Với tâm hồn trong sáng và thơ ngây của trẻ, chúng nhìn cuộc sống chưa qua những trải nghiệm tác động.

 

Photo by Suhyeon Choi 251615 from Unsplash

Photo by Suhyeon Choi 251615 from Unsplash

 

Và vì vậy, chúng tin vào hầu hết những gì người khác nói. Khi một lời nói tác động tới chúng, hình thành lên suy nghĩ, và có thể cuộc đời chúng rẽ nhánh. Chúng ta không thể trách một đứa trẻ nhút nhát, hung tợn, nói dối hay yếu kém. Mọi người đã đặt chúng vào tình huống đôi khi thay vì giúp chúng thành công lại gây tác động ngược lại.

Có rất nhiều đứa trẻ tự kỷ, tăng động, khó bảo, thu mình trong đám đông, bố mẹ bất lực. Nhưng chúng ta đâu biết rằng, người lớn, đã và đang là người hình thành lên điều đó của trẻ. Có những thứ đã đến từ trong bụng mẹ, và tác động tới trẻ.

Đứa trẻ nào cũng cần tình yêu thương, cần được hiểu và sống với sự trong sáng những năm đầu đời để phát triển tâm hồn. Ngọn cây cũng cần tưới tẩm bởi những cơn mưa, ánh nắng, và không khí thiên nhiên để dần trở lên cứng cáp. Trẻ con cũng vậy, chúng ta không thể chèn ép mọi thứ để nó phát triển theo cách mà chúng ta muốn, trong khi bản thân chúng chưa sẵn sàng. Thế mới thấy, chăm một cái cây hay nuôi dưỡng một đứa trẻ quả là điều không đơn giản.

Có phải cứ là công chúa thì sẽ hạnh phúc?

Kim là một cô công chúa, đang chơi trong cảnh thần tiên, có nhiều cây hoa to đẹp xung quanh. Đã đến trở về nhà, Kim đi tới một cây cầu tiến về phía lâu đài, đây là nhà của cô. Mọi người đang làm việc. Không có ai quan tâm tới mình, cô cứ đi lang thang và chơi một mình.

 

Image by Hamlet94 from Pixabay

Image by Hamlet94 from Pixabay

 

Bố Kim là vị vua cai trị vùng đất này, ông đang bàn chính sự gì đó. Kim đi vô, nghe thấy cha nói chuyện với các cận thần, muốn góp ý vài điều. Cha xua tay đuổi cô ra ngoài, gạt phắt những điều cô vừa nói và bảo “đàn bà con gái không biết gì, không được tham gia vào mấy việc này”. 

Kim buồn rầu đi về phòng. Cô mang đàn ra gảy và hát.  Công việc hàng ngày của Kim xoay quanh những việc dành cho phụ nữ: thêu thùa, cắm hoa, đàn hát…. Cô cảm thấy cuộc sống hơi bất công. Những việc cô không thích, bố mẹ lại luôn bắt cô học. Cuộc sống thật buồn chán và vô vị, nhất là khi cha luôn phủ nhận tiếng nói của cô.

Cô tìm đến chỗ mẹ là Hoàng Hậu. Bà lúc nào cũng tất bật, bận rộn. Để trở thành một người phụ nữ chuẩn mực từ ăn mặc, đi đứng, phong thái…, bà luôn cần giữ hình tượng và gồng mình lên. Kim thấy không hiểu tại sao mẹ lại làm vậy. Cô lại gần mẹ, bà mẹ vẫn bận, nhưng vẫn tỏ vẻ uy nghiêm. Mẹ vẫ lạnh lùng, không tỏ vẻ gần gũi, khiến Kim thấy hụt hẫng, cô không còn muốn chia sẻ điều gì với mẹ nữa.

Sự ngăn cấm mối quan hệ được hình thành khi có sự phân cấp trong xã hội

Ở phía xa, có mấy anh lính đang tập luyện bắn cung, múa kiếm. Kim lại gần và ngỏ lời muốn được học những thứ này, họ cười nhạo rồi bảo cô hãy đi đi, việc này không dành cho cô, nhất là một vị công chúa danh giá. Kim buồn rầu, chẳng ai muốn hiểu được cô, có cùng suy nghĩ với mình. Cô mặc đồ thường dân và lang thang đi mọi nơi.

 

Image by Ryan McGuire from Pixabay

Image by Ryan McGuire from Pixabay

 

Khi ra ngoại thành, cô mới thấy, người dân phân biệt nam nữ rất lớn, họ luôn dăn dạy những đứa trẻ hay truyền tai nhau rằng phụ nữ phải thế này, đàn ông phải thế khác. Cô thấy con người thật chán ngắt và ảm đạm. Xã hội không cho mình được sống đúng theo nguyện vọng của mình. Cảm xúc chán ghét đất nước, con người nơi đây trong cô trỗi dậy.

Một ngày, Kim có một anh chàng người hầu mới. Anh này có lối sống tự do, không có suy nghĩ phân biệt  nam nữ, không bắt buộc phụ nữ phải thế này thế kia. Kim thấy làm bạn với anh khá thoải mái, tự nhiên. Anh chỉ dạy cho cô cưỡi ngựa, bắn cung, múa kiếm.

Không may sau đó, Vua cha và Hoàng Hậu phát hiện ra, bắt anh hầu đi đâu đó, cô thì bị nhốt cô lại. Cha mẹ Kim rất tức giận, yêu cầu cô phải học thêu thùa. Và họ lên kế hoạch tìm chồng cho cô. Ở xứ bên cạnh, có chàng Hoàng tử trẻ, con vua, chưa kết hôn. Nghe tin Vương triều có Công Chúa đang ở tuổi trăng tròn, nên họ muốn ngỏ lời làm thông gia, kết giao giao thương hai nước. Nhà Vua đồng ý liền. Hôn ước được thiết lập.

Hôn nhân gượng ép có thực sự hạnh phúc?

Kim không đồng ý, nhưng cha mẹ ép cô phải cưới cậu Hoàng tử, để xứng vai vế và gia đình. Cô nhất quyết không đồng ý, nhưng bố mẹ rất kiên quyết, mặc dù cô có ý định tuyệt thực đi chăng nữa. Từ đó trở đi, Kim không còn vui vẻ, năng động như xưa.  Đám cưới diễn ra, Kim phải tới nước khác sống. Cô rất buồn, luôn lo lắng cho anh bạn người hầu của mình, không biết số phận ra sao, biết  bao giờ gặp lại anh nữa.

 

Photo by Pixabay from Pexels - Freedom

Photo by Pixabay from Pexels – Freedom

 

Cuộc sống sau hôn nhân của cô cũng mờ nhạt. Đến với Hoàng Tử, cả 2 đều chưa có tình cảm với nhau, phía cô lại bị miến cưỡng, nên dần dần Hoàng Tử cũng chán, bỏ mặc cô và vui vẻ bên những người vợ khác. Kim sinh được một cô con gái. Con chính là động lực và niềm vui lớn nhất của cô khi đó.

Con gái dần dần lớn lên bên cạnh mẹ. Cô nhìn nó chơi đùa, thấy nó thật giống mình ngày xưa. Nghĩ về bản thân, cô muốn nó hãy năng động, không muốn nó bị bó buộc như bản thân mình. Những gì Kim được dạy, Kim lại dạy hết cho con, tạo điều kiện, để con phát triển bản thân. 

Trong sự cô đơn luôn có một chỗ dựa tinh thần

Anh chồng mải mê và bận bịu với triều chính. Cô lại đẻ con gái nên càng bỏ bê cô. Và chính vì vậy, cô có thể tự do nuôi con theo ý mình. Đứa trẻ lớn lên, con gái thích mặc gì cũng được, cô luôn cho nó tự do chọn lựa và sống theo cách nó thích.

 

Image by StockSnap from Pixabay

Image by StockSnap from Pixabay

 

Cô đã già, con là chỗ dựa tinh thần và người thân duy nhất của cô ở đây. Cô thường thủ thỉ tâm sự và kể về cuộc đời mình cho con nghe. Cô thấy con giống mình, nhưng nó mạnh mẽ, sống thật và tự do hơn.

Cảnh cuối đời, cô khi đó đã già, nằm trăn trối trên giường bệnh, con gái ngồi bên cạnh, nắm tay mẹ xúc động. Kim thấy hạnh phúc, cô đã sống với sự tình yêu trọn vẹn của mình dành cho con. Bản thân thấy an ủi và mãn nguyện phần nào vì đã tạo điều kiện cho con hết sức có thể.  Và cô ra đi trong sự thanh thản của bản thân.

Tư tưởng được hình thành trong đời sống xã hội

Quay về tuổi thơ, Kim là một cô gái, nô đùa với các anh chị của mình. Đám trẻ chơi khá vui vẻ, không có xug đột hay xích mích gì xảy ra. Cô chơi đùa với các anh trai, không thấy ba mẹ đâu. Họ đều bận rộn. Những khoảng thời gian đó dần nhiều hơn, cô thấy hiếu sự quan tâm, yêu thương từ ba mẹ.

Khi cô muốn múa kiếm, bắn tên cùng các anh thì luôn bị ngăn cản. Ba mẹ không chấp nhận điều cô muốn, mà luôn yêu cầu cô phải học những thứ dành cho con gái. Cô luôn phải miễn cưỡng làm, không có ai chơi, không có ai hiểu, cô thường đi lang thang chơi một mình, không có ai bên cạnh.

 

Image by 罗 云 from Pixabay

Image by 罗 云 from Pixabay

 

Nhiều lúc, cô muốn gặp mẹ để được mẹ vuốt ve, yêu thương, ôm ấp, nhưng bà đẩy cô ra. Bà rất bận rộn, bà còn phải chăm lo cho các anh trai để sau này thành Thái Tử, thành một vị vua tốt, thành những vị Tướng tài ba. Kim thấy mình bị lờ đi, không được quan tâm mà còn bắt làm thế này thế kia. Lớn dần các anh cô bận rộn với việc luyện tập binh nghiệp, bắn cung để lo cho sự nghiệp của bản thân. Cô thấy lạc lõng trong gia đình của mình.

Bài học cuộc đời

Hãy dũng cảm để sống một cách tự do, sống thật với con người mình. Vượt qua những rào cản, định kiến về xã hội.

Thời điểm bước ngoặt với bài học cuộc đời

Khoảng thời gian chăm sóc và thấy con gái khi nó lớn lên mà không bị gò bó, được tự do sống ý thích của nó. 

Thời điểm thất bại

Thời điểm Kim không  được gặp cậu bạn người hầu và bị nhốt ở trong phòng. Cô không thể thoát ra được, không thể làm gì được, cảm thấy bất lực và bị ép buộc. 

Tư tưởng gốc

“TRỌNG NAM KHINH NỮ” và “THIẾU TÌNH YÊU THƯƠNG”

 

Image by Foundry Co from Pixabay

Image by Foundry Co from Pixabay

 

Thời điểm mang tư tưởng gốc này trong đời hiện tại:

Rất nhiều, có 4 thời điểm bộc lộ rất rõ 

Cảnh 1: Lúc Kim còn nhỏ và đang ngồi chơi với tụi nhỏ hàng xóm. Có rất nhiều người ở đó, họ bảo “mẹ mày đẻ con trai, nên mày sắp ra rìa rồi”. Kim cảm thấy rất buồn, và bực bội. Kim đứng dâỵ và cãi lại. Rồi hiều người nói quá, châm chọc quá nên Kim không nói được gì, mà ứ lại ở cổ uất ức. Họ còn nói mấy lời quá đáng nữa, rồi cười như một trò trêu trọc, chế giễu.  Đối với họ, đó là chuyện bình thường, nhưng với một đứa trẻ là Kim lúc đó thấy rất tủi thân, buồn và bực bội.

Cảnh 2: Hồi còn nhỏ, Kim bị đau bụng, không đi ngoài được. Cậu em trai biết, Kim kể với cậu em, sau đó cậu em bảo để đi nói với mẹ.  Lúc đó mẹ đang bận nấu ăn, mẹ bảo “cho mày chết”. Kim nghe vậy thất rất đau khổ, mẹ không thương mình, không ai thương mình.

Cảnh 3: Hồi Kim đang có bầu con gái. Bị mẹ chồng và em chồng trêu trọc. Tỏ vẻ thái độ, nói Kim không đẻ được con trai. Kim cảm thấy rất bực, cô nghĩ cùng là phụ nữ với nhau mà lại đối xử với nhau như vậy. Một hôn cô em chồng bảo “đứa đầu tiên của em á, em sẽ đẻ được con trai, chứ không phải con gái như chị”. Kim cảm thấy rất bực và mất kết nối luôn với cô em và mẹ chồng. Cô không còn thấy yêu quý em với mẹ chồng nữa. Cô tự hỏi, không biết sau này em chồng sẽ như nào, mà lại nói vậy.

 

Có công mài sắc, có ngày lên kim

Photo by DSD from Pexels

 

Cảnh 4: Kim ngồi ở hiên, trước nhà mẹ chồng, lúc đó cô đang có bầu. Có 1 ông khách tới chơi, nhìn thấy Kim, ông hỏi “bầu con trai hay con gái”. Kim bảo có bầu con gái. Ông ấy bĩu môi 1 cái “thế thì chán chết”. Kim thấy rất buồn, đứa con mình chưa được sinh ra đời, mà bị nói như vậy, bị mọi người hắt hủi như thế. 

Chữa lành và nhận ra năng lượng tích cực đã thay đổi thái độ của bản thân ra sao

Cảnh 1: Kim có suy nghĩ, họ nói thế nào thì nói, cô vẫn yêu quý cậu em của mình. Đó là em mình, là bạn mình, người gần gũi, quan tâm và chơi với cô. 

Cảnh 2: Kim có suy nghĩ là, mẹ đang bận và bực mình, mình không vô làm phiền nữa, 2 chị em ra ngoài chơi tiếp. Rồi Kim thấy nhẹ nhàng hơn, không có giận mẹ hay thấy tủi thân nữa. Cô quay ngược về bản thân mình, khi chăm sóc con gái, đôi khi sự bận bịu và giận hờn với người khác đã khiến cô không giữ được bình tĩnh và hành xử làm tổn thương con. 

Cảnh 3: Kim không còn thấy bực tức, việc mình mình làm, cứ lo cho bản thân mình, lo dưỡng thai. 

Cảnh 4: Cười với bản thân và thấy kệ ông ấy, miễn sao mình đẻ con ra khỏe mạnh là được. Cô nhìn xuống bụng, vuốt ve và âu yếm đứa trẻ trong bụng mình.

Thời điểm mang tư tưởng gốc trong tiền kiếp

Cảnh 1: Cảnh cô tham gia vào việc chiến sự, bị bố từ chối. Sau đó bị đuổi về phòng

Cảnh 2: Cô vô tâm sự với mẹ, cũng mẹ bị từ chối và đuổi đi, vì bà đang rất bận rộn.

 

Tình yêu là sự buông bỏ và chấp nhận

Photo by Anthony Intraversato-441229 from Unsplash

 

Chữa lành tiền kiếp

Cảnh 1: ông vua không còn quát mắng, dõng dạc, nhẹ nhàng, nói bố đang bận họp, con hãy ra chỗ khác chơi. Cô không còn tức tối, nghĩ đây không phải là thời gian thích hợp. Bố đang bận, không phải là lúc mình làm phiền, khi nào bố rảnh mình nói chuyện sau.

Cảnh 2: Mẹ dừng lại một lúc, vuốt tóc cô, nhẹ nhàng nói với cô rằng hiện tại bà đang nhiều việc, hãy cứ ra ngoài chơi, tối bà sẽ trò chuyện cùng cô. Cô cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ ra ngoài chơi.

Nghĩ về bản thân sau khi chữa lành

Kim nhận ra rằng, tư tưởng này đã hình thành từ khi mình còn nhỏ, tác động tới cô. Và trải nghiệm trong cuộc sống gia đình hiện tại cũng đưa cô vào trải nghiệm đó. Điều Kim thấy cần lúc này là nghỉ ngơi và thư giãn hơn, dành thời gian nhiều hơn cho con gái, cho bản thân. Tình yêu thương chính mình để cô dần thay đổi và kết nối với xung quanh. Cô không thể thay hành động hay tư tưởng người khác, nhưng cô có thể thay đổi được thái độ của mình khi đối diện với mỗi sự kiện.