Tiền kiếp và cuộc đời hiện tại có liên quan gì tới nhau không? Tại sao lại phải xem tiền kiếp. Đó là câu hỏi mà rất nhiều bạn thường hỏi khi tò mò về Thiền chữa lành. Để trả lời cho những câu hỏi đó, tôi xin kể về trải nghiệm dẫn thiền cho 4 cô gái.

Những cô gái tìm gặp tôi để được hướng dẫn thiền cùng với một chủ đề “vì sao đến giờ này chưa có bạn trai, hay vì sao lại lấy chồng muộn?”.

Trong những buổi chữa lành, mọi người sẽ nhận ra những vấn đề liên quan từ cuộc đời hiện tại tới quá khứ một cách rất ngẫu nhiên. Thay vì thắc mắc và nghĩ ngợi quá nhiều, thiền đưa về một tiền kiếp liên quan tới vấn đề bạn đang gặp phải sẽ cho bạn hiểu vấn đề hơn. Mọi thứ đều liên quan tới tư tưởng gốc, hay nỗi sợ nào đó mà các cô gái này đều chưa thực sự chạm và hiểu được nó.

 

Image by CANDICE CANDICE from Pixabay

 

Vấn đề của cô gái mang tư tưởng sợ bị bỏ rơi

Cô gái đầu tiên, khi dẫn về thời điểm sinh ra và tuổi thơ. Cô đều ở trong hoàn cảnh bị bơ vơ, sợ cảm giác bị bỏ rơi. Sau đó, dẫn về một tiền kiếp, cô có một trải nghiệm cũng tương tự như vậy.

Trong tiền kiếp, cô là một cậu bé bị mẹ bỏ rơi từ bé. Bố cậu khi đó rất nghèo. Ông đem cậu tới một bà lão nghèo bị mờ mắt, nhờ bà nuôi nấng. Ông bố rời làng, đến một vùng đất khác để lập nghiệp. Thỉnh thoảng ông trở về thăm cậu.

Trên vùng đất mới, ông rất trở nên giàu có nhờ kết hôn cùng con gái của một ông quan phủ. Mặc cảm thân phận đã có một đứa con, ông không dám nói với mọi người. Ông lén lút gửi tiền, và gửi con tới học một ông thầy Nho. Thằng bé lớn lên, đỗ đạt thành quan.

 

Image by Arek Socha from Pixabay

Image by Arek Socha from Pixabay

 

Chàng thư sinh luôn trốn tránh tình yêu

Khi cậu còn là chàng thư sinh, Cô gái của một ông quan lớn cạnh nhà đem lòng yêu thương. Cậu biết nhưng xa lánh. Cậu tự ti vì hoàn cảnh không với tới được. Khi cậu thành danh, cô gái vẫn một lòng chờ đợi cậu, mặc cho lời thúc giục, ép cưới từ cha mẹ. Cô tìm mọi cách để từ chối.

Cậu cảm động được tấm lòng của cô. Hẹn khi cơ ngơi đủ đầy sẽ sang xin cưới cô làm vợ. Rồi vô tình một ngày ông thầy Nho cho cậu biết toàn bộ sự thật. Mẹ của cô gái chính là mẹ đẻ cậu. Quá sốc, bất ngờ và tuyệt vọng. Hoá ra người con gái cậu yêu, luôn chờ đợi cậu bấy lâu lại chính là em gái cùng mẹ khác cha với cậu.

Cậu đau khổ, xin rời xứ, đi tới một vùng đất khác làm quan ở đó. Bỏ mặc cô gái không một lời giải thích. Cậu cũng không cho mọi người biết sự thật mà mình đã biết.

Hiểu về tư tưởng gốc qua buổi Thiền

Ở vùng đất mới, dân chúng rất kính nể cậu. Cậu là một vị quan nhân từ, luôn giúp  đỡ dân chúng. Cậu lại sống cô đơn cho tới già. Tới khi lâm bệnh nặng, liên quan tới phổi và thổ ra huyết, cậu vẫn mang trong mình tư tưởng sợ bị bỏ rơi, không dám đối diện với sự thật”

 

Image by Hamlet94 from Pixabay

 

Và đó là tư tưởng sợ bị bỏ rơi, từ tiền kiếp, đến tuổi thơ và đến giờ của cô gái trên. Cô vẫn không mở lòng với người đàn ông nào khác.

Vấn đề của cô gái bị áp lực bởi tư tưởng phong kiến ở Việt Nam

Cô gái thứ hai trong buổi thiền lại mang một tư tưởng khác. Một tư tưởng muốn thoát khỏi sự ràng buộc, tư tưởng phong kiến của mọi người tạo nên áp lực cho cô.

Khi dẫn về thời điểm cô được sinh ra, với cô đó là sự giải thoát. Cảm giác khi ra khỏi bụng mẹ, cô thấy thật dễ chịu, cô như vừa được giải thoát. Cô được dẫn về một tiền kiếp.

Trong tiền kiếp, cô là một người phụ nữ bán các loại cháo hạt. Sống trong giai đoạn sau phong kiến ở Việt Nam, cô có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh chồng và con trai. Chiến tranh xảy ra, anh chồng phải tham gia quân ngũ và sau đó hi sinh.

 

Photo by Pixabay from Pexels - Freedom

Photo by Pixabay from Pexels – Freedom

 

Khi nhận được tin chồng đã tử trận, cô rất đau lòng. Mạnh mẽ, một mình gồng gánh nuôi con khôn lớn. Xã hội lúc bấy giờ đè nặng lên vai cô rất nhiều áp lực. Là phụ nữ khi chồng chết phải một lòng một dạ thờ chồng, không được đi bước nữa. Nếu đi bước nữa, mọi người sẽ dị nghị và gièm pha. Cô bị kìm kèm trong tư tưởng phong kiến về phụ nữ bấy giờ cho tới lúc chết.

Áp lực từ bố mẹ và dư luận xã hội

Kết thúc buổi thiền, cô nói ‘không biết có liên quan gì không, nhưng cuộc đời này tớ rất ghét ăn cháo hạt. Ngày bé mẹ tớ tìm đủ mọi cách nhưng tớ nhất quyết không ăn”.  Sau đó cô nói thêm “chồng chết là phải đi lấy chồng khác chứ”. Và sau đó, được biết thêm cô gặp áp lực lớn từ bố mẹ về vấn đề mình mãi chưa lấy chồng.

Điều này khiến bố mẹ cô lo nghĩ, sức khoẻ suy giảm. Cô thấy áp lực về chuyện này, mọi người xung quanh nói ra nói vào tác động lên bố mẹ cô. Cô bị tư tưởng mệt mỏi với những dị nghị bên ngoài. Và cô muốn thiền để hiểu và chữa lành tư tưởng này. Và đó là một trong những trường hợp rất cụ thể.

 

Image by Stefan Keller from Pixabay

 

Một cô gái ý chí, luôn nghĩ mình là nạn nhân của các mối quan hệ

Một cô gái khác, cô này có vẻ ngoài, tính cách bên ngoài không có gì để nói cô không thiếu các chàng trai săn đón. Cuộc sống của cô khá đủ đầy, thỉnh thoảng cô đi du lịch ở nhiều nơi.  Cô muốn biết vì sao mình giờ lại chưa kết hôn.

Khi về tiền kiếp, cô là một chàng trai trong xã hội đen, sống ở phương Tây. Chàng trai này là ông chủ của nhóm xã hội đen. Cậu sống cho tới già mà không hề kết hôn cùng người phụ nữ nào, mọi người cậu yêu đương chỉ như qua đường.

Dẫn về tuổi thơ, cậu là con trai của một ông chủ. Trong một lần xích mích các bang, bọn chúng đã ra tay hãm hại và bắn chết mẹ cậu. Cậu được cứu thoát. Cảnh mẹ cậu bị bắn chết là một cú sốc tinh thần với cậu. Bố cậu đau buồn, một mình nuôi  lớn cậu và cũng không đi bước nữa.

 

Photo by Pixabay on pexels.com

Photo by Pixabay on pexels.com

 

Hiểu về tư tưởng mình là nạn nhân trong tình yêu

Sau đó, ông cũng bị bắn chết trong một phi vụ làm ăn. Và cậu lớn lên với tư tưởng hoạt động trong nghề này sẽ ảnh hưởng tới tính mạng của người thân. Cậu lên 1 lời thề sẽ không kết hôn cùng ai. Cậu yêu đương cũng như kiểu chỉ qua đường với các cô gái. Lãnh đạo băng xã hội đen này là sứ mệnh của cậu.

Kết thúc buổi thiền, cô bảo “thật ra cũng có mấy cuộc tình, nhưng bọn họ yêu tớ cũng như kiểu ve vãn hoa bên đường, chẳng ai có tư tưởng gắn bó cả”. Và cô như nạn nhân. Đây chính là tư tưởng coi mình là nạn nhân của những mối quan hệ. Nhưng đâu biết rằng, trong một tiền kiếp nào đó, mình cũng đã từng là thủ phạm trong một hoàn cảnh tương tự.

Một cô gái mất kết nối với bố và không có cảm xúc với tình yêu

Trong một buổi dẫn thiền khác với một cô gái chưa có người yêu. Qua buổi dẫn thiền và đặt tay, cô bộc lộ tổn thương tại tim rất lớn. Đó là những ký ức từ nhỏ liên quan tới bố cô. Với cô, ông là một ác mộng về đàn ông. Và khi đi về tiền kiếp, cô hoàn toàn không có một chút cảm xúc gì.

 

Image by jhfl from Pixabay

Image by jhfl from Pixabay

 

Lời kết

Hai cô gái thứ 3 và 4, đều là những cô gái ý chí mạnh và cảm xúc rất yếu. Trong cuộc đời hiện tại đều có những vấn đề về kết nối với bố của mình. Để chữa lành vấn đề hiện tại của mình, các cô cần kết nối lại với chính bố mình.

Mỗi vấn đề ta đang gặp phải trong cuộc sống, chính là một thông điệp, bài học mà ta cần phải trải qua. Mỗi trải nghiệm như một quá trình tiến hoá của bản thân, sự trưởng thành trong nhận thức cũng như trong tư tưởng. Cuộc sống là những trải nghiệm thú vị đó, thay vì trốn tránh ta hãy vượt qua nó, chính là quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân mình.