Hẳn nhiều người đang rất mệt nhọc trong khoảng thời gian “ở yên trong nhà” trong giai đoạn dịch bệnh này. Bạn có ăn nhiều, có uể oải, có thấy như đang thiếu sức sống, sinh khí? Đặc biệt, có ai ngủ không ngon, có vấn đề về tiêu hoá?

Bài viết này mình chia sẻ một chút về việc đi bộ và sự cải thiện sức khoẻ đường ruột, xương chậu, chu kỳ kinh nguyệt, chứng táo bón. Đồng thời khía cạnh làm việc với chánh niệm qua sự xúc chạm từ đôi tay. Cơ thể chúng ta có vùng ức, vùng xương chậu, bắp tay và đùi là những nơi sinh máu. Khi những vùng này được hoạt động trơn tru, nhịp nhàng, thì quá trình tươi mới trong cơ thể bạn cũng được cải thiện. Nếu chúng ta ngồi nhiều, hoặc hoạt động quá sức với những vùng này, cũng ảnh hưởng tới dòng máu của chúng ta.

Với việc đi bộ, mọi người sẽ tự hỏi “ở nhà cách ly như thế này thì đi bộ kiểu gì?”. Bạn đã từng nghĩ tới việc đi bộ trong nhà, trong phòng, từ đầu này tới đầu kia bao giờ chưa?

Image by Dhamma Medicine from Pixabay
Image by Dhamma Medicine from Pixabay

Trải nghiệm đặt tay cho nhiều bạn, đặc biệt với ai có đường ruột bị chai, nghĩa là thiếu sự hoạt động, thời gian tiêu hoá đồ ăn thường lâu thì giải pháp đi bộ sau ăn lại khiến họ dễ cảm nhận và thấy khác biệt! Hoặc tuyến ức hay vùng ngực thường bị cứng lại, hơi thở cảm giác như rít, nghẹn thì những hoạt động với đôi tay là rất tốt.

Sống trong thời đại mọi thứ vốn sẵn có, lại ti vi, điện thoại, mạng xã hội hấp dẫn quá lớn, chúng ta gần như ngồi nhiều, đặc biệt sau ăn. Quá nhiều thứ khiến chúng ta lười hoạt động hơn? Nhiều khi chúng ta chỉ muốn làm mọi việc cho xong để làm cái này cái kia, đang làm việc này đã nghĩ tới việc khác. Thậm chí ăn nhanh để xem tivi, để đi làm việc, có khi vừa ăn vừa xem tivi, chơi game, đọc báo, xem phim… Chúng ta đang để quá trình cảm nhận đồ ăn nuôi dưỡng cơ thể dung nạp nhiều thứ. Cũng vì thế mà đường ruột của chúng ta cũng chứa và phải tiêu hoá nhiều thứ hơn.

Sau mỗi bữa ăn, bạn có thói quen ngồi, nằm, lâu dần khiến đường ruột phải tự làm mà không có sự trợ giúp ở vùng thân dưới (chân, xương chậu). Hoạt động đi lại giúp đôi chân chúng ta linh hoạt, xương chậu được thông thoáng, hơn nữa nó còn cung cấp nhiệt cho cơ thể, cho quá trình “nấu chín” hay là tiêu hoá đồ ăn khi bạn được nạp vào cơ thể. Bộ phận tiêu hoá đủ nhiệt (lửa) nó sẽ giúp đồ ăn tiêu hoá tốt và chuyển hoá chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, chất cặn sẽ được đào thải qua đại tiểu tiện, không còn nhiều sự dư thừa lắng đọng ở ruột. Lúc đó bạn có một cái bụng rỗng và không sinh nhiều khí thải. Bụng rỗng khác với bụng đói!

Quá trình cơ thể bị ứ đọng đồ ăn qua mỗi lần ăn, lâu dần sẽ tích tục thành lớp màng bám vào thành ruột, nó có thể bốc mùi bên trong bạn, mùi này là 1 dạng khí bên trong cơ thể. Khí này có thể khiến bạn rơi vào trạng thái nghĩ nhiều, ảo thanh, mệt mỏi, rệu rạo, giấc ngủ chập chờn, thậm chí đau nhức, gây sưng viêm ở 1 số nơi. Quá trình hoạt động của đường ruột phản ánh rất lớn sức khoẻ của bạn.

Đi bộ giúp đôi chân, vùng xương chậu của bạn được thông thoáng, do đó đường nhận và xả từ dưới đấy cũng tốt hơn. Việc đi bộ giúp bạn chữa vài chứng như phù chân của những phụ nữ mang bầu, sinh con dễ đang cũng có từ đây bởi vùng xương chậu được bôi trơn. Ngoài ra, với trải nghiệm thiền của bản thân mình và những người mình dẫn thiền, việc đi bộ, đặc biệt đi chân trần trên đất còn giúp bạn hấp thụ nhiều chất cho cơ thể: sắt, magie…Chúng ta không cần bổ sung sắt, canxi qua các viên thuốc, bạn có thể làm cách này, bạn sẽ thấy được sự khác biệt!

Nhưng có một điều, với những người nhiều khí bụng khí, đầu khí, ngực khí), khiến cơ thể họ lúc nào cũng bay bay, là trạng thái khó thiền định, thiền thở, thì việc đi bộ này cần phải làm kiên trì hơn. Bởi để hỗ trợ việc thông này bạn cần làm cho bạn xì bớt hơi ra, đôi khi cần phải leo núi hoặc chạy bộ. Mà phần lớn người nhiều khí thì tính kiên trì trong tập luyện lại hơi kém.

Image by Quang Nguyen vinh from Pixabay
Image by Quang Nguyen vinh from Pixabay

Vậy lại bắt đầu từ việc giản đơn là đi bộ sau khi ăn. Việc đi bộ rất đơn giản, bạn có thể đi từ đầu phòng tới cuối phòng, thậm chí qua các tầng. Và có 1 điều đáng chú ý là bạn cần để ý sự xúc chạm của bàn chân trên nền tiếp xúc. Mà để trụ trong việc xúc chạm này, bạn hãy nên đếm số bước chân. Nếu người nào vốn có tôn giáo hoặc tu tập, có thể đọc kinh, niệm Phật theo bước chân. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất hữu ích cho cơ thể bạn, cho ngôi nhà của bạn.

Nhà là nơi luồng khí nên được lưu thông ở mọi ngõ ngách, chỗ nào ít có hơi người hẳn bạn cảm nhận được sự khác biệt nhất. Vì vậy với hoạt động đi lại với chánh niệm mà lại tu tập như trên, thì việc chuyển đổi khí trong nhà, trong mình rất rõ! Các bạn cứ làm thử xem.Những ca mình đặt tay, khi có trải nghiệm và giữ được thói quen này, bạn cảm nhận về quá trình tiêu hoá tốt hơn, ngủ ngon, điều hoà kinh nguyệt, sự tập trung và thiền định cũng được cải thiện. Mình chứ nói tới khí trong ngôi nhà cũng được cải thiện. Nếu nhà ai mà ẩm, bạn cứ thực tập việc đi lại trong nhà này nhé!

Image by jhfl from Pixabay
Image by jhfl from Pixabay

Đi bộ đem lại rất nhiều lợi ích và chữa nhiều chứng bệnh, đặc biệt về đường tiêu hoá, ngay cả chứng táo bón nhiều năm. Ngoài ra, việc đi bộ để giảm cân và hấp thụ dinh dưỡng, tăng hoạt động đường ruột, giúp cải thiện các đường cong của cơ thể.Việc đi lại sau ăn còn giúp bạn tống phân ứ đọng trong người, thậm chí ngay sau ăn, thấy rất nhẹ bụng và khoẻ khoắn, dẻo dai để làm việc.

Mình từng healing với 2 trường hợp, khi mà thân thể họ cảm nhận rất rõ bị lệch 1 bên, giống như kiểu thân phải ở đây, thân trái đi đâu mất. Với trải nghiệm đi bộ, thì cả 2 đã cảm thấy sự cân đối lại. Nhưng gần như ngày nào bạn ấy cũng đi, với khoảng 4km, bạn ấy vốn là người khá bay bổng, với những người này thì ngoài việc đi bộ, cuộc sống còn cho họ nhiều bài học về miếng cơm manh áo, sinh tồn và con cái.

Chúc các bạn có một cái bụng nhẹ và chân cứng đá mềm để bước đi trong đời!