Trong những buổi đặt tay, thông thường trường hợp xả luôn đi kèm trạng thái tổn thương ở 1 vùng nào đó trên cơ thể. Khi bạn chạm vào vùng đó, bạn có thể nhận ra nó bị tổn thương bởi kiểu nào: cảm xúc, môi trường, đồ ăn, hóa chất độc hay tư tưởng…

Lời khuyên về việc quay về hơi thở, về bản thân của một bà mẹ bỉm sữa với chứng tắc tia sữa

Trong một lần đặt tay cho 1 bạn bị tắc tia sữa, khi mình chạm vào vùng phổi bạn là cả 1 đám bụi ở đó, nó khiến bạn hầu như không thể thở được. Bạn chia sẻ là xuyên thở bụng chứ không hề có ý thức thở ở phổi. Vùng phổi với những tổn thương mang tính về tinh thần: thiếu sự đồng hành, thiếu thời gian, thiếu sự chia sẻ.

Về vật lý rất nhiều đó là bụi khí ô nhiễm từ nơi bạn sống. Mình chạm rõ vào điều đó, bạn sống ở nơi ô nhiễm khói bụi quá lớn, chưa nói việc áp lực công việc, sự ngột ngạt và bí bách trong cuộc sống. Thêm nữa, khi chạm vào tim, đó là sự mất phương hướng, cảm nhận phía trước không biết đường đi ra sao, sự cô đơn bơ vơ của bản thân. Có những khoảnh khắc trong cuộc sống, bạn thấy mình không thiết tha điều gì, kể cả chồng ở con bên cạnh. Nó là những cục đóng lại ở tim, ở 2 bầu ngực của bạn.

 

Image by StockSnap from Pixabay

Image by StockSnap from Pixabay

 

Khi chia sẻ những vấn đề này, bạn nói ra tình trạng của bạn. Sau đó, mình hướng dẫn bạn thở và đặt tay thì khối cứng ở ngực tan ra, sữa của bạn chảy ra. Bạn bảo hết căng tức rồi, sữa đã về trở về bình thường, không còn bị tắc nữa.

Nhưng điều nhận được rõ ràng trong buổi đặt tay là “quay về hơi thở, về những thứ thân thuộc nhất, chứ không phải lao về phía trước ví như sự nghiệp, hãy dành thời gian cho đứa con nhỏ của mình và bản thân bạn”. Điều đó bạn có làm được không là tùy vào bản thân bạn cảm nhận nó tới đâu. Được cái này, ta sẽ mất cái khác, bạn có tiền tài, danh vọng, thì sẽ có những mảng khác không được chăm sóc.

Tổn thương đường ruột với việc dùng bột mì quá nhiều và lời khuyên với chế độ ăn uống nhiều rau xanh

Hay trường hợp tiếp theo đó là một bạn có vấn đề ở dạ dày, đường ruột. Ở vùng đó cương lên, những khối bột bị tắc nghẽn ở đó, khi chạm vào, nhận được luôn rằng bạn ăn tinh bột khá nhiều: mì tôm, khoai tây, bánh mì, những đồ chiên rán làm nó dính lại và bám ở đó mà khó đẩy ra ngoài, gây viêm nhiễm trong vùng bụng của bạn. Đường ruột không tiêu hóa được, viêm nhiễm, và nó chọn cách xả bài tiết qua da.

 

Image by silviarita from Pixabay

 

Buổi đặt tay nhận được lời khuyên luôn rằng bạn cần ăn nhiều rau xanh hơn nữa, để chất xơ đưa những khối bột này ra ngoài. Và bạn có ăn rau nhiều hơn hay không, đó là vấn đề của bạn. Mình chỉ dừng ở đó, nếu những ham muốn về ăn uống mãnh liệt hơn về lời khuyên cơ thể dành cho bạn thì trường hợp da tiếp tục nổi mụn, bụng cương lên sẽ còn xảy ra.

Đóng lại toàn bộ cảm xúc và lời khuyên với việc dành thời gian nấu ăn, chăm sóc nhà cửa, tìm lại niềm vui rất giản dị trong cuộc sống dành cho người độc thân

Một bạn khác nữa đó là khi đặt tay, bạn bị đóng hết toàn bộ cảm xúc, hay vị giác trong người: ăn không có cảm xúc gì, thậm chí nhu cầu tình dục của bản thân cũng kìm nén lại. Đụng vào tim như một khối đá trơ ở đó, không có cảm xúc, tiếp đó là cảm giác “mệt vì phải yêu”. Mọi người xung quanh thường cho bạn lời khuyên phải yêu đi, phải lấy vợ, phải có con, phải có một gia đình ổn định.

Với bạn, cuộc sống xung quanh là những thứ tào lao bí đao, trò hề, muốn cười cũng không thể nào cười được. Đồ ăn giờ dở tới mức cắt phần cảm xúc và ăn cho xong, chứ thực sự thấy dở tệ. Những hiện thực bạn đang thấy, những mặt trái của nó, khiến bạn đóng luôn mọi cảm xúc của bản thân.

 

Image by Olya Adamovich from Pixabay

Image by Olya Adamovich from Pixabay

 

Ngay cả ở tuyến tinh, như kiểu có những chiến binh đang bị kìm kẹp, bức bối, giam hãm trong đó. Chúng đá binh binh vào thành ống tinh để được thoát ra ngoài. Đau thận, cả vùng luân xa 2, cổ vai gáy và đầu. Bạn có chia sẻ là cảm thấy khi biết được thực tại xã hội, thấy nó quá nhảm nhí, bạn không làm gì được, rồi bị trơ lì cảm xúc. Ảnh hưởng từ 1 tư tưởng kìm kẹp theo nhu cầu của chính bạn, rồi bạn giam nó lại.

Tiếp đó, đụng tiếp tới dây thần kinh cười, cảm thấy cần phải vui vẻ lên, hãy cười từ những việc nhỏ nhất, những câu chuyện tếu nhỏ, hãy cho bản thân bung lụa, qua việc kết nối đơn giản nhất, hãy nhìn những mặt tươi mới của cuộc sống, đừng giam hãm, kìm nén cảm xúc, nhu cầu của mình.

Và sâu xa trong những tổn thương này, đó chính là nỗi cô đơn, cô đơn trong chính bản thân bạn, và bạn có thực sự chạm vào trái tim để nghe thông điệp trái tim gửi đến bạn không? Hãy yêu mọi thứ xung quanh mình, cảm nhận lại nó: hãy tự nấu ăn, tự chăm sóc nhà cửa, chăm sóc bản thân để lấy lại cảm xúc.

 

Photo by Quang Nguyen Vinh from Pexels

Photo by Quang Nguyen Vinh from Pexels

 

Chia sẻ thêm và lời kết

Mỗi người, khi bị bệnh tật, quay về cơ thể, hiểu về bản thân, ta sẽ luôn nhận được một lời khuyên phải làm gì, như những trường hợp trên. Bạn đặt tay, người bạn xả đầy mùi thuốc cùng những suy nghĩ bế tắc, bạn nhận ra luôn là cần hoạt động, chạy bộ, kết nối và dừng việc tiếp xúc với thuốc, thì cơn đau sẽ đỡ. Đây chỉ là một vài ví dụ trong quá trình đặt tay chữa lành mà mình thực hiện trên các bạn! Tùy vào hoàn cảnh mỗi người sẽ nhận được lời khuyên khác nhau!

Có những hoàn cảnh chúng ta thấy là do kế sinh nhai, chúng ta không lựa chọn khác được, thì chúng ta hãy chấp nhận điều đó, như là kế sinh tồn. Được cái này, mất cái kia. Đến thời điểm, bạn sẽ giải quyết được những mớ bòng bong của bản thân.  Bạn chấp nhận và đưa cuộc sống về trạng thái cân bằng, mọi thứ quanh bạn sẽ dễ chịu hơn.

 

Image by Gerd Altmann from Pixabay

 

Cơ thể chúng ta nhận quá nhiều chất độc hại vào người, cuộc sống sẽ cho bạn những lời khuyên, hay những biến cố để bạn nhận ra bài học của mình! Có điều bạn có thực sự “muốn nhận ra nó hay không?”!

Đôi khi chúng ta sẽ thấy chần chừ, lưỡng lự và cân nhắc. Người có ý chí, khi nằm ì một chỗ, họ thường tự động viên chính bản thân, nhích dậy đi, di chuyển đi, làm việc đi, sẽ khỏe khoắn hơn đấy. Nhưng đôi khi, cuộc sống sẽ cho bạn một biến cố kiểu “một nhát cho sáng mắt ra”, chắc lúc đó sẽ có động lực để bạn chuyển đổi.

Dù chúng ta ở hoàn cảnh nào, điều đầu tiên là nhìn lại, quan sát chuyện gì đang xảy ra (đây là kiểu thấu hiệu bản thân với xung quanh), chúng ta hành động để thay đổi, nếu không thể thay đổi, thì hãy học cách để thích nghi, mọi thứ đều dạy cho mình những bài học đáng học. Có khi những khi chúng ta chần chừ, lý do, cũng là cách để chúng ta học về tính hành động, về sự toàn diện thông qua trải nghiệm v.v…

Và hãy lắng nghe những lời khuyên dành cho cơ thể của mình nhé!