Nếu ai đã từng trầm cảm, hoặc thấy buồn chán, thất vọng về cuộc sống, và đã từng tìm tới chất kích thích hay những thú vui để chôn vùi, lẩn tránh hiện thực và bản thân chắc hiểu rõ về tiêu đề bài viết này! Hôm nay mình sẽ chia sẻ một khía cạnh về sự ảnh hưởng của chất kích thích tới các giác quan và chứng trầm cảm!

Bạn Thiền đã từng ở trong tình trạng trầm cảm nhiều năm, có những tiếng nói ở trong đầu, đã từng tìm cách gieo mình xuống hồ để tự tử nhưng không thành công. Với nhiều buổi để xả khí tiêu cực trong mình, một ngày bạn lên một tình trạng lảng tránh, lảng tránh tình yêu, hiện thực và bản thân. 

Khi được dẫn thiền, bạn đi từ những ký ức xuất phát từ sự tin tưởng sang thất vọng và liên quan tới sự xấu hổ ở đây! Mình xin chia sẻ một chút những trạng thái cảm xúc bạn đã trải qua trong tình trạng này, và dẫn về tình trạng tìm tới chất kích thích (shisha, đi bar, nhạc IDM và cafe). 

Image by Truong Tran Xuan
Image by Truong Tran Xuan

Tình yêu đầu đời với niềm tin và ánh sáng ở cuối đường hầm

Ký ức đầu tiên được gợi về người yêu đầu tiên của bạn – một chàng trai Mỹ. Candy đã tin rằng anh là người đàn ông duy nhất trên đời này yêu thương mình, không ai yêu mình – anh là nguồn sống, nguồn sáng duy nhất ở cuối đường hầm, tôn thờ anh như vị vua. 

Trước đó, Candy đã bị trầm cảm từ công việc – một môi trường đã cho Candy cảm giác thật tin tưởng, đầy giá trị nhân văn, nhưng sau đó càng ngày càng nhận ra đó là một sự giả tạo, lừa gạt người khác, đôi khi bất chấp cả lương tâm. Khi Candy quyết định dừng công việc này, mọi áp lực đè lên cô kể cả từ người thân gia đình. Candy thấy mọi thứ xung quanh chỉ là sự giả tạo. Rồi anh người yêu xuất hiện sau một cuộc hẹn hò và tìm kiếm trên mạng, với mục đích để xả cảm xúc của bản thân ra, nhưng khi nói chuyện với anh, cô luôn cảm thấy bối rối. 

Khi anh tới Việt Nam thăm cô, việc gia đình sống với những nỗi lo lắng, giữ gìn nề nếp gia phong: nói con gái không được như vậy, rồi chỉ sợ cô sẽ ngủ với anh (mặc dù lúc đó còn khá sớm 8h tối). Đó là vào một bữa cơm tối, khi 2 bạn trở về nhà muộn, mọi người phải chờ cơm. Về tới nhà, bố mẹ trợn trừng mắt và chửi cả 2 người. Là một cảm giác sợ hãi, đan xen xấu hổ và bất lực. 

Image by Jonny Lindner from Pixabay 2

Từ niềm tin, tình yêu đến sự thất vọng

Những ký ức với cảm xúc ngọt ngào từ anh người yêu. Chữ yêu trong anh rất lớn dành cho Candy, cô cảm nhận tình yêu trong anh rất rõ. Khoảnh khắc đó, anh đã làm cho trái tim cô sáng bừng, khiến Candy tin vào tình yêu thật sự. 

Nhưng rồi một ngày, anh nói lời chia tay, trái tim Candy đau quặn, anh nói đã có người khác. Lời nói như một năng lượng của 1 nắm đấm dội vào đầu cô. Sự thật là anh không còn yêu cô nữa, a muốn đi mua nhẫn cưới và kết hôn với cô gái khác, mà người đó không phải phải là Candy. Cô như suy sụp xóa và block luôn mọi kênh liên lạc, dọn dẹp tất cả những thứ liên quan tới anh ngay trong ngày hôm sau. 

Có một sự không đành ở đây, liên quan tới người mẹ nuôi của anh. Với Candy – bà là một người mẹ với tình yêu vĩ đại – người mà đã yêu thương, nuôi dưỡng những đứa trẻ bị ngược đãi. Một người phụ nữ có trái tim rất sáng, rực rỡ và đầy nhân hậu – người phụ nữ này dường như cũng cảm nhận được con người Candy, và có một tình thương rất lớn tới cô.

Image by Harmony Lawence from Pixabay

Lảng tránh và sự tổn thương trái tim

Bác đã nói rất mong chờ Candy tới Mỹ để được ôm cô, và rất muốn giữ mối quan hệ bạn bè với Cany. Việc phải nói “say goodbye” với mẹ anh là việc làm Candy rất tổn thương, trái tim của cô đen xì như than khi Candy viết những dòng thư nói về việc chia tay với bác. Trái tim của Candy như bị kiếm đâm từ  tứ phía, chảy máu kinh khủng.

Sau khi Candy chia tay người đàn ông này, cô có 1 suy nghĩ “không còn ai yêu mình nữa rồi, mình không đáng để cho ai yêu nữa”. Candy đã luôn coi người bạn trai đó là người duy nhất trong cuộc đời cô, trước khi gặp cô, cô đã từng không hề muốn yêu ai. Và tiếp tục sau đó là mối tình thứ 2, lại một tình yêu xa, 2 người ở 2 đất nước khác nhau. Khi chia tay 2 người đàn ông này, Candy đã xoá sạch những phần mềm mà đã từng là kênh liên lạc giữa cô và họ, cô lảng tránh cả ứng dụng đó. 

Ký ức tiếp theo dội về hình ảnh khi Candy được vài tháng tuổi, mẹ cô ôm, dỗ dành và rong cô ngủ trong một căn phòng nhỏ. Rồi một người chị dâu của mẹ xuất hiện và mắng, xỉa xói xối xả mẹ bằng những từ ngữ rất nặng nề “chửi mẹ ngu xi, đần độn, có sướng không biết đường hưởng, có việc cho con ngủ mà cũng không làm được, rồi việc ham giàu nên cưới em trai bác…”. Mẹ của Candy chỉ biết khóc, nuốt những nỗi tủi nhục, xấu hổ của bản thân vào tim và lòng. Trái tim của mẹ cô cũng đầy những mảnh vụn, và qua dòng sữa mẹ lúc đó Candy đã nhận cả những tổn thương này vào tim mình. 

Hình ảnh được cung cấp bởi Serhii Kuch từ Pixabay

Cảm giác cùng chất kích thích

Tất cả những ký ức này xuất hiện và Candy chạm vào sự lảng tránh xuất phát từ sự xấu hổ, tủi nhục của bản thân. Và cô được gợi về một loạt các chất kích thích mình đã tìm đến để tiêu khiển trong thời gian từ khi học cấp 3, tới khi bị trầm cảm, nó ảnh hưởng tới các giác quan mũi, mắt, miệng và tai của cô rất lớn.

Đây cũng là nguyên nhân một phần gây nên tình trạng Candy bị chứng đơ về vị giác, cô không có nhiều cảm nhận về vị giác (thời gian gần đây cô mới có cảm nhận về vị ngọt); tai thường nghe thấy tiếng ù ù (thường hay mất tập trung); mắt bị cận và loạn thị; mũi bị xoang (thường phải dùng khăn giấy, đôi khi là cả 1 cuộn giấy trong một ngày – nhưng thời gian gần đây đã cải thiện rất nhiều); thường bị ho; và đôi khi mất cả cảm giác về da thịt.

Trước kia, Candy đã uống cà phê rất nhiều  tới 4-6 cốc/1 ngày.  Trái tim cô thúc giục cô phải cai cà phê. Candy gợi nhớ về 2 người bạn của mình, họ đều nghiện cafe và có vấn đề về tâm lý, bị trầm cảm. 

Những hạt cà phê lắng đọng, tích tụ ở trong tim. Candy đã từng hút Shisha. Và điểm chung của cafe và shisha, mùi của nó làm Candy gây nghiện. Cô còn nghiện lên bar nữa, những thứ này thể hiện sự lảng tránh. 

Ký ức ở những quán bar, Candy rất mê tiếng nhạc và ngửi những mùi vị có trong Shisha. Candy nhận ra đó là thứ hương liệu bị trộn nhiều thứ, gồm cả hoá học – và mùi hoá học cuốn hút cô ở đây là mùi táo, bạc hà. Ngửi mùi Shisha trong quán bar, xông thẳng từ mũi tới não, cảm thấy rất phê, có thể Candy không hút nhưng rất thích ngửi. Làn khói shisha hít vào xông thẳng lên não, làm cho mình phê, mê mê – và Candy rất thích cảm giác này. 

Image by ArtTower from Pixabay

Sự ảnh hưởng của chất kích thích tới đầu, não và các giác quan

Hình ảnh ly cafe xuất hiện, những giọt cafe đi vào cả 2 đường lên não và xuống tim, và cô đã  nghiện từ rất lâu. Rất nhiều loại cafe có nhiều hoá chất. Khi uống cafe vào, ảnh hưởng rất nhiều tới tim và phổi, giống như dội 1 thác đen qua thực quản vào phổi và tim. Tất cả những chất kích thích hứa nhiều hoá chất, tà khí vào người, ảnh hưởng tới tim. Những chất này(cà phê, shisha, bar) này khiến cho Candy lảng tránh tình yêu đích thực và hiện thực cuộc sống!

Khởi đầu của việc uống cafe đến từ ký ức thời cấp 3, mới đầu cô chỉ thử uống để tỉnh, thức khuya để học bài, nhưng lần đầu tiên uống đã lăn ra ngủ. Khi tốt nghiệp Đại học, đi làm, là lúc nghiện cà phê thực sự. Sự lảng tránh từ lúc ở quán bar, cô nhảy nhót, để lảng tránh chính mình, tình yêu, hiện thực cuộc sống, vẫn là khoảng thời gian bị trầm cảm, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống và bản thân.

Photo by Lisa Fotios from Pexels

Những tiếng nói trong đầu xuất hiện

Thay vì đối mặt, tập trung để giải quyết thì chỉ ngồi mê mẩn khói và hương. Khi ngửi khói này, cho mình cảm giác được sống, đây là khoảng thời gian bị mất toàn bộ giác quan, không cảm giác gì cả. Mặc dù, cô đã từng cố cấu véo bản thân, dùng dao đặt lên tay nhưng không thấy đau. Và cô biết và tìm đến Shisha, cô thấy mình có thể cảm nhận được mùi, thứ duy nhất có thể cảm nhận được ngoài thứ khác. Khi ngửi shisha thấy mình vẫn còn sống, mà chưa chết. 

Lảng tránh – hiện thực cuộc đời biểu lộ rất rõ trong tim Candy lúc này. Cô  không dám đối mặt với chính bản thân mình, sợ phải đối mặt với hiện thực, run rẩy khi nghĩ đến việc quay vào bên trong mình để thấy nỗi sợ đó là gì. Khi quyết định rời công việc ở cty, nơi cho Candy rất nhiều niềm tin.

Cô sợ phải đối mặt những niềm tin tươi sáng họ đã gieo vào lòng mình lại là sự lừa đảo, giả dối, sợ quay lại sẽ phải chấp nhận họ lừa đảo. Sợ phải đối mặt với hiện thực phũ phàng đó – cô không chấp nhận việc mình bị  lừa, mình cũng tự lừa mình luôn. Có rất nhiều “signal – tín hiệu” trong công ty này, trái tim đã mách bảo, nhưng Candy cứ vùi dập, “ignore – phớt lờ” nó đi. Candy rất sợ trái tim sẽ chửi bới mình, lúc này đầu óc nghĩ rất nhiều tiêu cực. Cô thấy xấu hổ và lảng tránh chính mình, lảng tránh hiện thực và cuộc sống! 

Image by Zorro4 from Pixabay
Image by Zorro4 from Pixabay

Sự ngăn cản kết nối bản thân với trái tim

Sự lảng tránh và xấu hổ này xuất hiện khi cơ thể Candy  đen xì hết, có mỗi cuống tim sống sót lại. Vào thời điểm đó như có một giọng nói, nói rất nhiều. Lúc đó trái tim Candy không thể lên tiếng, tạo điều kiện cho tiếng nói bên ngoài tiến tới, chiếm hữu trái tim và đầu óc cô, nói nhiều lời tầm bậy tầm bạ, xúi bẩy, cho nhiều suy nghĩ sai lệch. Tiếng nói này đứng giữa Candy và trái tim, ngăn không cho cô tiếp cận với trái tim mình, tình yêu của Candy với bản thân, chứ không hẳn là tình yêu trai gái.

Khi trái tim có lời đẹp đẽ nào vang lên, là tiếng nói đó lại nói cho Candy thấy rằng đó không phải là sự thật, không có gì tốt đẹp đâu. Trái tim biết, dự đoán được Candy sẽ vượt qua được cơn trầm cảm, nhưng tiếng nói này “block – ngăn lại”, không cho Candy nghe lời động viên, tốt đẹp từ trái tim. Nó còn làm Candy tin rằng ánh sáng cuối đường hầm không có đâu, không tồn tại đâu. 

Khi đụng vào nỗi đau này, là một tình yêu lớn trong Candy, với tình yêu về quê hương, đất nước, một nỗi niềm của người sống xa xứ, hay một tình yêu vốn đã có sẵn trong cô. Nhưng qua nhiều tổn thương, nó đã biến thể thành một trạng thái tiêu cực – sự căm ghét, chối bỏ bản thân, gia đình, dòng tộc, đất nước… Gợi về ký ức với 2 người đàn ông mà Candy yêu. Hai người này đều có chung đặc điểm là rất yêu Việt Nam.

Image by InspiredImages from Pixabay
Image by InspiredImages from Pixabay

Tình yêu cội nguồn trong tim

Khi ở nước ngoài, Candy bắt đầu mở lòng để yêu đương, hẹn hò lại và tiêu chuẩn đầu tiên, quan trọng số 1 của cô là đối tượng phải yêu Việt Nam. Và chàng trai người Mỹ rất thích văn hoá, gia đình Việt Nam, còn một chàng trai Pháp thì rất mê đồ ăn VN. Khi họ nói về Việt Nam, làm cho trái tim Candy xao xuyến (cảm giác nhớ nhung về đất nước, nguồn cội của mình), kể cả khi bạn mặc áo với nhãn “made in VN” càng làm cô trào dâng một tình yêu tha thiết. Khi Candy nhìn vào mắt họ,cô  cảm thấy có 1 sự rất gần gũi, có sóng ở mắt, trao đổi năng lượng giữa cô và họ . Phần tim đang bị khô cằn sỏi đá đang sáng lên. 

Candy  nhận ra cà phê khiến cho sự lảng tránh của mình trở thành 1 cái bản năng, cô nghiện nhạc EDM (Electronic dance music).